XÂY DỰNG MỘT MẠNG TRỤC IPV6 NGAY TỪ ĐẦU (QUAN ĐIỂM 2)

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp đại học: Giao thức liên mạng thế hệ Sáu và định tuyến trong mạng Giao thức liên mạng thế hệ Sáu (Trang 121 - 123)

1. Nội dung thiết kế tốt nghiệp:

B.3.XÂY DỰNG MỘT MẠNG TRỤC IPV6 NGAY TỪ ĐẦU (QUAN ĐIỂM 2)

ĐIỂM 2)

Quan điểm này dựa trên cơ sở thực hiện đầu tư nâng các thiết bị mạng trục của Internet Việt Nam tại 2 trung tâm lớn là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh để có thể hoạt động được với giao thức Ipv6.

B.3.1.Giai đoạn 1 quan điểm 2

• Thực hiện đầu tư nâng cấp xây dựng 2 thiết bị kết nối mạng trục tại 2 trung tâm Hà Nội và Hồ Chí Minh hoạt động với nhau theo giao thức Ipv6. Cấu hình các thiết bị hoạt động với giao thức định tuyến động Ipv6, có thể là RIPv6.

• Xây dựng các máy chủ DNS hỗ trợ khả năng tìm kiếm tên miền trong Ipv6 với một domain dành riêng (có thể là ipv6-vnn.vn).

• Thực hiện thuê riêng 2 đường kết nối 2Mbps với 02 nhà cung cấp dich vụ Ipv6 kết nối với 02 thiết bị mạng trục Ipv6 mới xây dựng này. Thực hiện cấu hình các giao thức định tuyến động Ipv6 trên các đường kết nối với nước ngoài. Như vậy

ta đã được phân bổ một dải địa chỉ Global Unicast với tiền tố dạng 2001::/16 trong phần địa chỉ Ipv6 chính thức. Từ đó có thể tiếp tục phân bổ địa chỉ cho các site Ipv6 trong Việt Nam.

• Cung cấp các kết nối trực tiếp cho các site của khách hàng có nhu cầu hoạt động ở giao thức Ipv6 tại 02 trung tâm Hà Nội và Hồ Chí Minh.

• Các khách hàng tại các tỉnh thành phố khác sẽ được thực hiện thông qua các phương thức tunnel cấu hình trước hoặc tunnel tự động 6to4.

B.3.2.Giai đoạn 2 quan điểm 2:

• Nâng cấp dần hệ thống các thiết bị kết nối mạng tại các POP lớn như Hải

Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương để hoạt động được ở chế độ dual- stack nhằm cung cấp khả năng kết nối Ipv6 trực tiếp tại các tỉnh này. Các POP khác sẽ thực hiện đầu tư và nâng cấp thiết bị theo nhu cầu.

• Nghiên cứu triển khai các ứng dụng trên nền Ipv6, cũng như khả năng kết hợp các mạng khác nhau trong môi trường Ipv6 như điện thoại di động, truyền thanh, truyền hình…

KẾT LUẬN

Nội dung của đồ án trình bày về tầm quan trọng của phiên bản mới Ipv6 so với phiên bản cũ Ipv4, cấu trúc gói tin Ipv6, các loại địa chỉ Ipv6, phân tích những ưu việt của Ipv6 như tính bảo mật, khả năng tự cấu hình địa chỉ,… Xây dựng phương pháp để chuyển đổi từ hạ tầng Ipv4 sang Ipv6, đảm bảo được khả năng hoạt động liên tục và

không ảnh hưởng gì trong quá trình chuyển đổi hướng tới sử dụng mạng Ipv6 trong tương lai gần.

Đồ án cũng nêu ra vấn đề quan trọng trong mạng Internet là vấn đề định tuyến. Việc định tuyến trong Ipv6 có một số điểm khác biệt so với Ipv4, các giao thức định tuyến được nâng cấp lên phiên bản mới. Nhưng về cơ bản thì vẫn dựa vào Ipv4 với các giao thức được sử dụng rộng rãi: RIP, OSPF,…

Trên cơ sở lý thuyết trên phần cuối, đồ án đưa ra một số mô hình thử nghiệm về cách sử dụng, cấu hình các dạng địa chỉ trên một số hệ điều hành phổ biến, và các mô hình thực hiện với giao thức định tuyến RIPv6, OSPFv3.

Phần phụ lục cuối đưa ra các thông số thống kê về thử nghiệm và triển khai ở trên thế giới và tại Việt Nam để khẳng định Việt Nam cần xây dựng hoàn thiện mạng thử nghiệm để chuẩn bị tốt cho việc ứng dụng Ipv6 trong tương lai.

Hướng nghiên cứu của đồ án là tìm hiểu xây dựng và triển khai các ứng dụng trên môi trường Ipv6. Ví như các dịch vụ mạng cơ bản: dịch vụWeb,dịch vụ DNS,dịch vụ truyền file FTP,...

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp đại học: Giao thức liên mạng thế hệ Sáu và định tuyến trong mạng Giao thức liên mạng thế hệ Sáu (Trang 121 - 123)