ĐỊNH TUYẾN TRÊN CÁC ROUTER

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp đại học: Giao thức liên mạng thế hệ Sáu và định tuyến trong mạng Giao thức liên mạng thế hệ Sáu (Trang 82)

1. Nội dung thiết kế tốt nghiệp:

4.2.ĐỊNH TUYẾN TRÊN CÁC ROUTER

Nếu như việc định tuyến ở các máy trạm được thiết kế sao cho các máy trạm có thể tự động cấu hình thì việc định tuyến Ipv6 trên các router về nguyên lý không thay đổi: router sẽ dựa vào địa chỉ IP đích của gói tin và bảng định tuyến để ra quyết định gửi gói tin tới đâu.

Cấu trúc điển hình của bảng định tuyến Ipv6 gồm nhiều hàng, mỗi hàng là một tuyến, mỗi tuyến bao gồm các trường sau:

- Địa chỉ Ipv6 đích (Destination Ipv6 address): Biểu diễn dạng Ipv6- address/ prefix- length. Địa chỉ này có thể là địa chỉ đầy đủ của 1 host (nếu độ dài tiền tố prefix- length bằng 128) hay cũng có thể là địa chỉ của một mạng (nếu độ dài tiền tố prefix- length nhỏ hơn 128)

- Địa chỉ Ipv6 của chặng tiếp theo (next- hop address): Đây là địa chỉ Ipv6 của một trạm hay router mà gói cần phải chuyển tới để tới đích.

- Giao diện (Interface): Trường giao diện này cho biết gói tin sẽ được chuyển qua giao diện nào có thể tới chặng tiếp theo của đã xác định trên.

Nguyên tắc tìm kiếm trong bảng định tuyến: Khi cần gửi đi một gói IP, router sẽ dựa vào địa chỉ đích của gói để tìm tuyến phù hợp trong bảng định tuyến. Phương pháp tìm kiếm tuyến phù hợp trong bảng định tuyến là phương pháp “longest prefix match” (tuyến đường có chiều dài prefix lớn nhất sẽ được chọn) . Trong trường hợp không tìm thấy, router sẽ sử dụng tuyến mặc định.

Trong nguyên lý định tuyến IP, phần quan trọng nhất chính là các bảng định tuyến được thiết lập và duy trì thế nào cho đúng. Có 2 cách thức được sử dụng là: Định tuyến tĩnh và định tuyến động.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp đại học: Giao thức liên mạng thế hệ Sáu và định tuyến trong mạng Giao thức liên mạng thế hệ Sáu (Trang 82)