PHỤ LỤC B PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI MẠNG THỬ NGHIỆM IPV6 TẠI VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp đại học: Giao thức liên mạng thế hệ Sáu và định tuyến trong mạng Giao thức liên mạng thế hệ Sáu (Trang 118 - 123)

dựng mạng thử nghiệm 6BONE-JP ở Nhật.

Năm 2003, VNNIC đã có một đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Phối hợp với các IXP, ISP thử nghiệm mạng IPv6 trên cơ sở hạ tầng mạng lưới của VNNIC”. Việc kết nối IPv6 đã được thử nghiệm thực hiện trong khuôn khổ mạng lưới của VNNIC giữa hai chi nhánh Nam, Bắc. Để cập nhật thông tin về công nghệ, chính sách quản lý và cấp phát địa chỉ IPv6 tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và quốc tế, sẵn sàng cung cấp tài nguyên cho hoạt động mạng tại Việt Nam khi cần thiết, VNNIC vẫn đang tích cực tham gia các diễn đàn, hội thảo khu vực và quốc tế về thế hệ địa chỉ mới IPv6. Trong nước, VNNIC chủ động hợp tác với VNPT và các ISP khác về thử nghiệm IPv6 tại Việt Nam. Trong kế hoạch xây dựng chương trình đào tạo và hội thảo về chính sách và công nghệ, đã có các nội dung về hội thảo về định tuyến, đào tạo về IPv6 và các thông tin khác. Trung tâm Internet Việt Nam đang tích cực tìm hiểu và hỗ trợ các tổ chức trong nước khi yêu cầu địa chỉ IPv6 và thúc đẩy sự hợp tác trong nước về triển khai thử nghiệm và nghiên cứu thế hệ địa chỉ IPv6. Hiện nay tại Việt Nam, VNPT là đơn vị duy nhất được cấp địa chỉ IPv6, VNPT được cấp khoảng địa chỉ /32 .

PHỤ LỤC B - PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI MẠNG THỬ NGHIỆM IPV6 TẠI VIỆT NAM. NGHIỆM IPV6 TẠI VIỆT NAM.

B.1. VẤN ĐỀ TRIỂN KHAI MẠNG IPV6 THỬ NGHIỆM

Ipv6 là một giao thức mới được xây dựng với nhiều tính năng mở rộng hơn Ipv4 nhằm dần dần thay thế và trở thành giao thức liên mạng thống nhất trên toàn cầu. Hiện nay mạng Ipv6 đã bước đầu phát triển và có được những thành công nhất định trong việc triển khai và cung cấp dịch vụ. Trên thế giới đã có trên 40 quốc gia và trên 500 mạng thử nghiệm Ipv6 khác nhau được kết nối trở thành một mạng internet toàn cầu. Các ứng dụng đang được xây dựng và phát triển không ngừng cùng với khả năng kết nối với nhiều loại thiết bị khác nhau mà Ipv4 không thực hiện được.

Trong thời gian gần đây ở Việt Nam đã có nhiều cá nhân, tổ chức tiến hành nghiên cứu thử nghiệm dịch vụ Ipv6 một cách đơn lẻ hoặc chỉ trên lý thuyết. Điều đó đã bước đầu tạo điều kiện cho việc triển khai thử nghiệm giao thức Ipv6 trên mạng Internet Việt Nam. Hiện nay sự phát triển của Ipv6 còn đang ở giai đoạn 1 có nghĩa là còn ở giai đoạn xây dựng và phát triển các chuẩn tiếp theo liên quan cùng với một số các dịch vụ cơ bản được cung cấp trên mạng. Tuy nhiên nếu hiện tại ta không bắt đầu xây dựng một mạng thử nghiệm Ipv6 nhằm có những kinh nghiệm cần thiết thì sẽ khó theo kịp sự phát triển sau này của các ứng dụng trên nền Ipv6. Việc tạo ra một môi trường thử nghiệm Ipv6 là rất quan trọng để từ đó có thể cùng xây dựng và phát triển các ứng dụng trên đó phù hợp với Việt Nam.

Vì vậy nhằm góp phần vào việc xây dựng ra một mạng thử nghiệm Ipv6 rộng rãi tại Việt Nam, phần dưới đây đồ án sẽ trình bày tóm tắt các nội dung liên quan với khả năng xây dựng mạng thử nghiệm này.

B.2. PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI MẠNG THỬ NGHIỆM (QUAN ĐIỂM 1) (QUAN ĐIỂM 1)

Thực hiện việc triển khai một mạng thử nghiệm Ipv6 đối với Internet Việt Nam là rất cần thiết. Tuy nhiên nếu thực hiện triển khai trong thời gian dài, chi phí đầu tư nhỏ thì ta cần thực hiện việc nâng cấp dần thiết bị - quan điểm xây dựng 1.

B.2.1. Giai đoạn 1 quan điểm 1

• Hiện nay với điều kiện thiết bị kết nối mạng đang có thì để xây dựng được một mạng hoạt động được với giao thức Ipv6 rộng khắp trên toàn mạng là rất khó khăn và tốn kém. Do đó ở giai đoạn I này ta sẽ thực hiện xây dựng một mạng thử nghiệm nhỏ đóng vai trò như một site Ipv6. Các địa chỉ Ipv6 trong site có thể được lấy từ các địa chỉ Ipv4 công cộng theo dạng địa chỉ 6 to 4.

• Xây dựng một máy chủ DNS hỗ trợ khả năng tìm kiếm tên miền trong Ipv6 với một domain dành riêng (có thể là ipv6-vnn.vn).

• Site Ipv6 thử nghiệm này có khả năng kết nối với Internet Ipv6 qua cơ chế 6to4 với default route được trỏ vào một trong các router 6to4 chuyển tiếp có trên mạng.

• Thực hiện nghiên cứu và cài đặt một số dịch vụ cơ bản trong site với các tên miền đã được đăng ký trên DNS.

B.2.2. Giai đoạn 2 quan điểm 1

• Triển khai IPv6 thử nghiệm trên toàn mạng.

• Ở giai đoạn này ta thực hiện nâng cấp dần các router trên mạng trục để có thể trở thành các router hoạt động ở chế độ dual-stack. Với cấu hình hiện tại của các router trên mạng trục của Internet Việt Nam thì có đủ khả năng nâng cấp phần mềm để hoạt động được ở chế độ dual-stack này.

• Thực hiện cấu hình các router mạng trục này hoạt động với các giao thức định tuyến động của Ipv6, có thể sử dụng giao thức định tuyến RIPv6.

• Cùng với việc triển khai dual- stack trên các router mạng trục ta đã có khả năng cung cấp các kết nối Ipv6 với những khách hàng có nhu cầu kết nối vào mạng thử nghiệm Ipv6 của Việt Nam cũng như Internet Ipv6.

B.2.3. Giai đoạn 3 quan điểm 1

• Kết nối trực tiếp với 6 Bone thông qua một pTLA của mạng 6Bone bằng cơ chế tulnel cấu hình trước. Việc kết nối trực tiếp này cho phép ta được phân cấp tiền tố địa chỉ Ipv6 cho mạng thử nghiệm mà không sử dụng địa chỉ 6to4 nữa. Tiền tố đầu tiên của dạng địa chỉ này sẽ là 3FFE::/16.

• Đồng thời ta cũng có thể thực hiện chạy giao thức định tuyến động với mạng 6Bone để có được những điều kiện cần thiết để được phân cấp địa chỉ chính thức trong phần địa chỉ 6Bone.

B.2.4. Giai đoạn 4 quan điểm 1

• Thực hiện mở một đường kết nối trực tiếp với mạng internet Ipv6 tới một sTLA. Với khả năng này ta có được tiền tố chính thức của địa chỉ Ipv6 (tiền tố 2001::/16) được phân bổ từ ISP Ipv6 này.

• Như vậy mạng Internet Việt Nam đã có được những điều kiện cần thiết để triển khai một mạng Ipv6 hoàn chỉnh, từ đó có thể phát triển các dịch vụ tương tác giữa các hệ thống mạng khác nhau sử dụng không gian địa chỉ rộng lớn của Ipv6 như điện thoai di động, mạng truyền thanh truyền hình. Không gian địa chỉ này sẽ bao gồm địa chỉ site- local, địa chỉ 6to4, địa chỉ của mạng 6Bone 3FEE::/16 địa chỉ chính thức với dạng 2001::/16.

• Phát triển các ứng dụng trên nền Ipv6.

B.3. XÂY DỰNG MỘT MẠNG TRỤC IPV6 NGAY TỪ ĐẦU (QUAN ĐIỂM 2) ĐIỂM 2)

Quan điểm này dựa trên cơ sở thực hiện đầu tư nâng các thiết bị mạng trục của Internet Việt Nam tại 2 trung tâm lớn là Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh để có thể hoạt động được với giao thức Ipv6.

B.3.1.Giai đoạn 1 quan điểm 2

• Thực hiện đầu tư nâng cấp xây dựng 2 thiết bị kết nối mạng trục tại 2 trung tâm Hà Nội và Hồ Chí Minh hoạt động với nhau theo giao thức Ipv6. Cấu hình các thiết bị hoạt động với giao thức định tuyến động Ipv6, có thể là RIPv6.

• Xây dựng các máy chủ DNS hỗ trợ khả năng tìm kiếm tên miền trong Ipv6 với một domain dành riêng (có thể là ipv6-vnn.vn).

• Thực hiện thuê riêng 2 đường kết nối 2Mbps với 02 nhà cung cấp dich vụ Ipv6 kết nối với 02 thiết bị mạng trục Ipv6 mới xây dựng này. Thực hiện cấu hình các giao thức định tuyến động Ipv6 trên các đường kết nối với nước ngoài. Như vậy

ta đã được phân bổ một dải địa chỉ Global Unicast với tiền tố dạng 2001::/16 trong phần địa chỉ Ipv6 chính thức. Từ đó có thể tiếp tục phân bổ địa chỉ cho các site Ipv6 trong Việt Nam.

• Cung cấp các kết nối trực tiếp cho các site của khách hàng có nhu cầu hoạt động ở giao thức Ipv6 tại 02 trung tâm Hà Nội và Hồ Chí Minh.

• Các khách hàng tại các tỉnh thành phố khác sẽ được thực hiện thông qua các phương thức tunnel cấu hình trước hoặc tunnel tự động 6to4.

B.3.2.Giai đoạn 2 quan điểm 2:

• Nâng cấp dần hệ thống các thiết bị kết nối mạng tại các POP lớn như Hải

Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương để hoạt động được ở chế độ dual- stack nhằm cung cấp khả năng kết nối Ipv6 trực tiếp tại các tỉnh này. Các POP khác sẽ thực hiện đầu tư và nâng cấp thiết bị theo nhu cầu.

• Nghiên cứu triển khai các ứng dụng trên nền Ipv6, cũng như khả năng kết hợp các mạng khác nhau trong môi trường Ipv6 như điện thoại di động, truyền thanh, truyền hình…

KẾT LUẬN

Nội dung của đồ án trình bày về tầm quan trọng của phiên bản mới Ipv6 so với phiên bản cũ Ipv4, cấu trúc gói tin Ipv6, các loại địa chỉ Ipv6, phân tích những ưu việt của Ipv6 như tính bảo mật, khả năng tự cấu hình địa chỉ,… Xây dựng phương pháp để chuyển đổi từ hạ tầng Ipv4 sang Ipv6, đảm bảo được khả năng hoạt động liên tục và

không ảnh hưởng gì trong quá trình chuyển đổi hướng tới sử dụng mạng Ipv6 trong tương lai gần.

Đồ án cũng nêu ra vấn đề quan trọng trong mạng Internet là vấn đề định tuyến. Việc định tuyến trong Ipv6 có một số điểm khác biệt so với Ipv4, các giao thức định tuyến được nâng cấp lên phiên bản mới. Nhưng về cơ bản thì vẫn dựa vào Ipv4 với các giao thức được sử dụng rộng rãi: RIP, OSPF,…

Trên cơ sở lý thuyết trên phần cuối, đồ án đưa ra một số mô hình thử nghiệm về cách sử dụng, cấu hình các dạng địa chỉ trên một số hệ điều hành phổ biến, và các mô hình thực hiện với giao thức định tuyến RIPv6, OSPFv3.

Phần phụ lục cuối đưa ra các thông số thống kê về thử nghiệm và triển khai ở trên thế giới và tại Việt Nam để khẳng định Việt Nam cần xây dựng hoàn thiện mạng thử nghiệm để chuẩn bị tốt cho việc ứng dụng Ipv6 trong tương lai.

Hướng nghiên cứu của đồ án là tìm hiểu xây dựng và triển khai các ứng dụng trên môi trường Ipv6. Ví như các dịch vụ mạng cơ bản: dịch vụWeb,dịch vụ DNS,dịch vụ truyền file FTP,...

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp đại học: Giao thức liên mạng thế hệ Sáu và định tuyến trong mạng Giao thức liên mạng thế hệ Sáu (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w