1. Nội dung thiết kế tốt nghiệp:
A.1.3. Châu Á-Thái Bình Dương
IPv6 tiếp tục dành được sự quan tâm nhanh chóng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Một phần cũng là do sự hạn chế về địa chỉ IPv4 đã đặt một cản trở nhất định đối với sự phát triển của Internet tại những khu vực kinh tế quan trọng của Châu lục này: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Các quốc gia này có một mối liên hệ hợp tác chặt chẽ trong việc thúc đẩy phát triển IPv6 nói riêng và công nghệ thông tin nói chung. Ngày 8/9/2003 Trung Quốc- Nhật Bản, Hàn Quốc đã tổ chức hội
thảo cấp Bộ trưởng về công nghệ thông tin. Trong đó có ký kết hiệp ước giữa các nước này về quan hệ tương hỗ trong thúc đẩy công nghệ Châu Á: Hệ thống mobile 3G, tiến tới 4G, broadband, IPv6. Đồng thời, Trung Quốc và Nhật Bản có hội thảo song phương về hợp tác phát triển IPv6, công nghệ thông tin 3G. Bao gồm: trao đổi thông tin và cùng hợp tác tổ chức các hội thảo về IPv6, hợp tác trong việc nghiên cứu, phát triển và tiêu chuẩn hóa về IPv6, thúc đẩy các ứng dụng dịch vụ IPv6, trao đổi các chính sách cũng như chuyên gia trong lĩnh vực IPv6, thiết lập nhóm phụ trách (working group) nhằm thúc đẩy các hoạt động hợp tác nói trên.
Các hoạt động hợp tác liên lục địa cũng được tiến hành: EU đồng ý làm việc cùng với Hàn Quốc trong việc phát triển ứng dụng cho IPv6. Các hoạt động liên kết mạng giữa Châu Á- Thái Bình Dương và Châu Âu cũng được phát triển. Mở đầu cho sự hợp tác toàn diện trên phạm vi quốc tế.
Trong khi tại Châu Âu, các hoạt động và dự án thúc đẩy ứng dụng IPv6 được thực hiện bởi các hãng, các tổ chức nghiên cứu thì tại các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, được hỗ trợ và định hướng từ chính phủ nên được triển khai rất toàn diện và hiệu quả.