- Khả năng thanh toán hiện hành 136% 127% 116.40% 129% 4 Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phố
2.3.3. Về công tác quản lý vốn luân chuyển
2.3.3.1. Quản lý vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. Quản lý về mặt hiện vật: Trong những năm gần đây Công ty đã có nhiều
nỗ lực trong việc cải tiến kỹ thuật, cải thiện công tác tổ chức quản lý trong khâu mua sắm, chế tạo, bảo quản và sử dụng tài sản cố định. Công ty luôn cập nhật thông tin về công nghệ và nghiên cứu kỹ thị trường cũng như các doanh nghiệp khác trong ngành để mua sắm các tài sản cố định sao cho phù hợp nhất với điều kiện sản xuất của mình cũng như điều kiện thời tiết, khí hậu ở nước ta. Ngoài ra VIBEX cũng xây dựng các kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ tài sản cố định và chủ trương các cán bộ công nhân viên có trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ đó theo kế hoạch đã đặt ra. Những cán bộ công nhân vận hành tài sản cố định phần lớn là những công nhân có thâm niên trong nghề có nhiều kinh nghiệm cũng góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Công ty cũng cho thuê, khoán tài sản cố định để hạn chế hao mòn vô hình.
Quản lý quỹ khấu hao: Công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng cho nên việc tính toán khá đơn giản, trên cơ sở đó tổng mức khấu hao tài sản cố định của công ty được phân bổ đều đặn. Tài sản cố định cũng được tăng cường sử dụng cả về thời gian và cường độ trong giới hạn kỹ thuật cho phép để thu hồi nhanh chi phí đầu tư ban đầu thông qua khấu hao.
2.3.3.2. Quản lý vốn lưu động
Vốn lưu động là loại vốn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất như VIBEX vì nó tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, VIBEX luôn chú trọng tới công tác quản lý vốn lưu động để bảo toàn và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất.
Quá trình quản lý vốn lưu động của Công ty tập trung vào những nội dung chính sau:
động thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất để đảm bảo cho việc sản xuất được diễn ra liên tục, không xảy ra tình trạng ngưng trệ sản xuất do thiếu vốn hoặc thừa vốn không có hiệu quả. Từ đó công ty sẽ tiến hành lập các kế hoạch đảm bảo huy động đủ nhu cầu đó và luôn chủ động các tình huống để đối phó với các rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp xử lý kịp thời.
Phòng tài chính-kế toán của VIBEX xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm hiện hành dựa trên số vốn lưu động bình quân của năm trước, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm hiện hành, khả năng tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động của năm hiện hành. Nguồn vốn tài trợ cho tài sản lưu động này được lấy từ nguồn vốn lưu động thường xuyên và tạm thời phù hợp với từng giai đoạn nhất định của công ty. Mức vốn lưu động thường xuyên của công ty qua 3 năm đều ổn định là 42081, 38715 và 43014.
Công ty luôn chủ trương khai thác sử dụng nguồn vốn lưu động một cách có hiệu quả vì đây là loại vốn ngắn hạn và thường chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản. Công ty tập trung kiểm soát các thành tố chính của vốn lưu động là tiền mặt, hàng tồn kho, nợ phải thu, nợ phải trả.
Về quản lý khoản phải thu: VIBEX xây dựng các chính sách quy định về tiêu chuẩn khách hàng đủ tiêu chuẩn được nợ, hạn mức nợ sau khi đã kiểm tra từng thang bậc đánh giá cho từng tiêu chí cụ thể về khả năng thanh toán, doanh thu dự kiến, lịch sử thanh toán, cở sở vật chất.. của từng khách hàng. Phòng kế toán tài chính của công ty có nhiệm vụ thu hồi công nợ. Công ty cũng đầu tư các phần mềm kế toán làm công cụ đắc lực cho việc thu hồi công nợ.
Về quản lý nợ phải trả: những khoản nợ phải trả xuất hiện khi công ty mua chịu các sản phẩm dịch vụ. Đây là những sản phẩm dịch vụ mà công ty đã nhận được và phải trả trong tương lai. Việc không trả được nợ sẽ đem đến những vấn đề rất nghiêm trọng cho công việc kinh doanh của công ty. VIBEX
rất coi trọng việc quản lý các khoản nợ này nên công ty thường xuyên ghi chép chi tiết về những khoản mua, ngày phải thanh toán và nguồn tài chính cho việc thanh toán.
Về quản lý tiền mặt: do tiền mặt thường lưu chuyển bấp bênh không ổn định nên công ty tiến hành lập dự báo nhu cầu tiền mặt trong ngắn, trung và dài hạn, cân đối các khoản sẽ thu trong tương lai với các khoản đã chi. Việc dự báo nhu cầu tiền mặt sẽ giúp cán bộ quản lý nắm được tình hình hoạt động của từng bộ phận cũng như tình hình lưu chuyển tiền mặt của toàn công ty. Hệ thống quản lý tiền mặt của công ty cũng được thường xuyên kiểm tra nhằm cho phép công ty tìm ra những phương tiện, biện pháp cải thiện hệ thống, kịp thời phát hiện các rủi ro ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ thông qua hệ thống thanh toán. Công ty cũng tiến hành kiểm soát chặt chẽ việc thu hồi nợ, kiểm soát chi tiêu, bù đắp thâm hụt ngân sách, đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi, trả tiền cho các ngân hàng cung cấp...
Công ty cũng thường xuyên tiến hành các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, bán thành phẩm ứ đọng, thường xuyên tiến hành phân tích các chỉ số tài chính có liên quan nhằm đánh giá chính xác về tình hình nguồn vốn lưu động của công ty làm cơ sở cho lãnh đạo công ty có những quyết định phù hợp.
Đánh giá chung: nhìn chung công tác quản lý vốn lưu động của công ty ngày càng theo chiều hướng tích cực và hiệu quả hơn góp phần đảm bảo về vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.3.3.3. Quản lý vốn đầu tư tài chính
Bên cạnh việc đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty cũng tiến hành đầu tư vốn vào các lĩnh vực kinh doanh khác nhằm mở rộng cơ hội thu lợi nhuận cao đồng thời hạn chế được rủi ro. Các hình thức đầu tư ra bên ngoài của Công ty như mua cổ phiếu, trái phiếu, góp một phần vốn
nhàn rỗi để tiến hành kinh doanh... Do đó, công tác quản lý vốn đầu tư tài chính cũng rất được VIBEX coi trọng nhằm đảm bảo cho đồng vốn bỏ ra hoạt động có hiệu quả, tránh những tác động xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh bên trong Công ty, đồng thời có thể đem lại hiệu quả cao và lợi nhuận cho Công ty. Gần đây công ty có tham gia đầu tư vào khu đô thị mới VIBEX nằm ở phía tây bắc trung tâm Hà Nội.