Về công tác hoạch định tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội (Trang 42 - 44)

- Khả năng thanh toán hiện hành 136% 127% 116.40% 129% 4 Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phố

2.3.1.Về công tác hoạch định tài chính

Hoạch định tài chính là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của quá trình quản lý tài chính. Công ty sẽ tiến hành lập kế hoạch tài chính để dự toán các khoản thu-chi ngân sách, trên cơ sở đó để chọn ra các phương án hoạt động tài chính tối ưu cho các bộ phận nhằm mục đích huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Khi lập kế hoạch tài chính công ty sẽ tập hợp các kế hoạch kỹ thuật, kế hoạch sản xuất, kế hoạch kinh doanh từ đó xác định nhu cầu vốn ở từng khâu. Trên cơ sở xem xét các kế hoạch và đánh giá tình hình việc thực hiện các kế hoạch tài chính trong thời gian qua, mục tiêu sản xuất kinh doanh của tổ chức trong thời gian tới, tình hình thị trường trong nước và quốc tế có tác động đến hoạt động của tổ chức, các kế hoạch tài chính sẽ được

lập một cách có trọng tâm, trọng điểm đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả. Ngoài ra để đảm bảo tính khoa học và pháp lý, các hệ thống chính sách, tiêu chuẩn định mức thu-chi của ngành, lĩnh vực, các chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước cũng được công ty làm căn cứ để xây dựng kế hoạch.

Quy trình hoạch định tài chính của Công ty được thực hiện như sau:

Bước 1: Nghiên cứu và dự báo môi trường

Công ty tiến hành phân tích môi trường bên ngoài có tác động đến hoạt động quản lý tài chính của Công ty. Các nhà quản lý nghiên cứu thị trường hang hoá về các sản phẩm bao bì, thị trường tài chính ngân hàng… để thấy được những cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp đã, đang gặp phải hay còn đang tiềm ẩn.

Tiến hành nghiên cứu và phân tích môi trường bên trong của Công ty thông qua kết quả hoạt động, thực trạng huy động và sử dụng các nguồn vốn… để có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu của Công ty, từ đó các nhà quản lý có được định hướng và cơ sở cho các bước tiếp theo.

Bước 2: Thiết lập các mục tiêu

Sau khi phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của Công ty, trưởng phòng tài chính và ban lãnh đạo Công ty đặt ra mục tiêu hoạt động cho năm tài chính tiếp theo.

Bước 3: Xây dựng các phương án thực hiện mục tiêu

Phòng tài chính cùng với ban giám đốc đưa ra những phương án thực hiện để đạt được mục tiêu trên cơ sở phù hợp với tình hình tài chính của Công ty và có tính khả thi cao.

Bước 4: Đánh giá các phương án

tối ưu. Quá trình đánh giá được dựa chủ yếu vào việc so sánh các chỉ tiêu tài chính cũng như độ khả dụng của các phương án. Phương án được lựa chọn là phương án mang lại hiệu quả cao nhất và có tính khả thi cao.

Bước 5: Lựa chọn phương án tối ưu và triển khai phương án

Sau khi đánh giá các phương án và lựa chọn được phương án tài chính tối ưu, tiến hành thể chế hoá kế hoạch tài chính và phổ biến xuống toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty. Phân công trách nhiệm và quyền hạn rõ rang cho từng bộ phận có trách nhiệm thực hiện kế hoạch tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty Cổ phần bê tông xây dựng Hà Nội (Trang 42 - 44)