- Khả năng thanh toán hiện hành 136% 127% 116.40% 129% 4 Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận và phân phố
CỔ PHẦN BÊ TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘ
3.2.1 Giải pháp cải thiện khả năng thanh toán
Năng lực thanh toán của công ty là khả năng chi trả các hóa đơn, khoản nợ khi chúng đến hạn. Công ty nên sử dụng một dạng tài khoản liên thông tại các ngân hàng. Điều này cho phép công ty có được những khoản lãi trên số dư tiền mặt vượt quá khi chuyển tiền từ tài khoản vốn không cần thiết sang tài khoản khác và chuyển trở lại khi cần thiết. Nếu công ty có khả năng thanh toán tiền mặt, công ty nên duy trì các tài khoản séc và các tài khoản tiền mặt tại ngân hàng.
Công ty nên thường xuyên đánh giá các chi phí chung của doanh nghiệp để cắt giảm những chi phí không cần thiết. Việc cắt giảm những chi phí không cần thiết sẽ có tác động trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Các chi phí hoạt động như thuê mướn, quảng cáo, lao động gián tiếp hay chi phí văn phòng là những chi phí gián tiếp mà công ty phải chịu để vận hành hoạt động kinh doanh ngoài những chi phí trực tiếp như nguyên vật liệu hay lao động trực tiếp. Để thực hiện được nhiệm vụ này công ty cần xây dựng cơ chế quản lý, điều hành nguồn vốn và các chi phí sản xuất kinh doanh hiệu quả theo hướng cơ cấu chi phù hợp với việc cắt giảm các chi phí đầu vào. Không chỉ vậy, hệ thống quản lý chi tiêu của công ty phải từng bước thực hiện tự động hóa, đẩy mạnh phân cấp nhằm cân đối tỷ lệ thu chi và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ và đảm bảo an toàn tài chính cho công ty.
Những tài sản của công ty mà không được dùng cho mục đích sinh lời và hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện chỉ lưu kho thì công ty nên tiến hành thanh lý.
Về quản lý các khoản phải thu: công ty phải giám sát có hiệu quả nhất các khoản thu của mình nhằm đảm bảo rằng công ty viết hóa đơn và thanh toán cho các khách hàng đúng đắn nhất và có thể nhận được các khoản thanh toán đúng hạn. Quản lý khoản phải thu là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ và chi phí sản xuất của công ty. Để giảm bớt các khoản phải thu:
* Công ty cần xây dựng chính sách bán chịu phù hợp. Khoản phải thu nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm và chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Trong đó chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến các khoản phải thu. Giám đốc tài chính phải xem xét cẩn thận sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro để có chính sách bán chịu phù hợp.
* Bộ phận tài chính-kế toán cần phải có sự hỗ trợ của bộ phận bán hàng, bộ phận dịch vụ bán hàng, ban giám đốc trong việc quản lý khoản phải thu. Thông thường với mục tiêu tăng doanh thu, bộ phận bán hàng sẽ cố gắng dành nhiều ưu ái trong đó có ưu đãi về tín dụng cho khách hàng. Nếu quản lý khoản tín dụng này không tốt sẽ dẫn đến doanh thu trên sổ sách cao nhưng hiệu quả kinh tế thấp và lượng thu tiền mặt cũng thấp. Khi quản lý tốt mối quan hệ với bộ phận bán hàng, hiệu quả quản lý các khoản phải thu cũng được cải thiện.
* Cải thiện quy trình chuyển tiền, quản trị tín dụng khách hàng, thu tiền. Công ty cần áp dung công nghệ thông tin, áp dụng tự động hóa vào quy trình chuyển tiền thay vì phương pháp thủ công để tiết kiệm thời gian, tránh thủ tục rườm rà. Công ty cần có chính sách tín dụng rõ ràng đối với từng nhóm đối tượng khách hàng. Ngoài ra công ty cũng cần thường xuyên cập nhật và theo dõi lịch sử tín dụng của khách hàng giúp giảm trì hoãn thanh toán. Công ty nên sử dụng phương pháp chấm điểm tín dụng, phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro để quyết định có nên cho khách hàng tiếp tục sử dụng tín dụng
của mình hay không. Với việc thu tiền từ khách hàng, công ty nên có chính sách thưởng cho những nhân viên làm công việc này hiệu quả hoặc thuê công ty thu tiền.
* Công ty cần có chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán sớm hoặc hợp tác với khách hàng trong việc thanh toán các khoản phải thu. Công ty nên sử dụng các biện pháp chiết khấu tiền mặt để khuyến khích khách hàng thanh toán trước ngày đến hạn, hoặc mua với số lượng lớn. Tỷ lệ chiết khấu này được xác định dựa trên lãi suất ngân hàng, tình hình lạm phát để đảm bảo vừa khuyến khích được khách hàng vừa đảm bảo được lợi nhuận của công ty. Công ty chỉ nên bán chịu hoặc chấp nhận cho những khách hàng lâu năm, cóy uy tín. Còn những khách hàng mà công ty chưa hiểu rõ thì nên có hình thức đảm bảo thanh toán thích hợp như thế chấp, trả trước tiền hàng.Ngoài ra công ty cũng nên chủ động liên hệ sớm với khách hàng để làm việc với các khoản phải thu thay vì chờ đến ngày hóa đơn hết hạn thanh toán.
Công ty có nhiều phòng ban xí nghiệp hạch toán độc lập nên công ty cần hạn chế thấp nhất các khoản phải thu nội bộ, phải thu khác để nhanh chóng đưa vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng tốc độ luân chuyển của đồng vốn.
Công ty có thị trường tiêu thụ rộng lớn trên toàn quốc nên cần phải thiết lập một kỷ luật thanh toán chặt chẽ, xây dựng hệ thống chứng từ sổ sách thống nhất trong toàn công ty.
Về các khoản phải trả: công ty nên đàm phán để có các điều khoản thanh toán dài hơn với nhà cung cấp. Thời gian thanh toán càng dài càng tốt nhằm giữ đồng tiền ở lại với doanh nghiệp lâu hơn.
Công ty cũng cần giám sát và quản lý chặt chẽ, định kỳ xem xét lại các yếu tố lợi nhuận đối với các sản phẩm dịch vụ khác nhau của mình, điều chỉnh giá cả phù hợp với diễn biến của thị trường để duy trì, nâng cao doanh
số lợi nhuận. Công ty cũng cần cân nhắc kỹ khi đưa ra các quyết định tài chính, đầu tư.
Về quản lý hàng tồn kho: công ty cần phải nâng cao hiệu quả công tác dự đoán để dự đoán chính xác nhất nhu cầu thị trường về các sản phẩm của mình nhằm duy trì một mức tồn kho hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Công ty cần làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, dự đoán nhu cầu phát triển của ngành, tiến độ thực hiện công trình để lập kế hoạch dự trữ một cách chính xác cho các thời kỳ và cho các công trình khác nhau.
Công ty cần tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa ở các tỉnh thành trong cả nước cũng như tìm kiếm các cơ hội từ nước ngoài, chủ động nắm bắt các thời cơ cũng như thách thức để mở rộng thị trường tiêu thụ, đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn.