Việt Nam, chi nhánh Đền Hùng
Thực hiện mục tiêu phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam và đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, những năm vừa qua chi nhánh VietinBank Đền Hùng đã và đang cung cấp đến khách hàng các sản phản dịch vụ mới có thu phí. Từ đó làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
a. Dịch vụ tiền gửi
- Chi nhánh Đền Hùng thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, kỳ hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn.
b. Dịch vụ tín dụng
- Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế.
- Cho vay vốn theo dự án, đồng tài trợ, nhận làm dịch vụ uỷ thác - đầu tư các dự án trong nước và quốc tế. Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực.
- Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, CNV và các đối tượng khác
- Bộ sản phẩm bất động sản - Tài trợ vốn kinh doanh cá thể
c. Dịch vụ thanh toán trong nước
- Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD & EUR) cho các cá nhân và tổ chức kinh tế.
- Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước.
- Ngân hàng phục vụ giải ngân các dự án. Thu, chi hộ đơn vị. - Chi trả lương qua tài khoản,...
d. Dịch vụ kinh doanh ngoại hối
- Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A,DP,CAD), chuyển tiền (TTR).
- Chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuất khẩu. - Thu đổi ngoại tệ.
Ngoài ra, phải nhắc đến những sản phẩm đặc trưng và riêng biệt với rất nhiều tiện ích mà Vietin Bank mới đưa vào ứng dụng, phát triển:
+ Bộ sản phẩm M1 Account
Bộ sản phẩm M1 Account không chỉ góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng vượt bậc của dư nợ không kỳ hạn mà còn thể hiện tầm nhìn chiến lược về sản phẩm của VietinBank trên cơ sở khảo sát nhu cầu khách hàng và xu hướng phát triển chung của các ngân hàng trên thế giới. Lãi suất của tài khoản M1 Account khẳng định luôn ở mức cao nhất và miễn phí giao dịch tại tất cả các quầy giao dịch. Hạn mức rút tiền cao lên tới 30 triệu đồng/ lần rút, tài khoản Internet Banking với hạn mức lên tới 100 triệu đồng/ngày, dịch vụ thanh toán hóa đơn và dịch vụ Mobile Banking chỉ trong vòng 1 phút, thêm nữa là khi khách đến giao dịch sẽ được ưu tiên tư vấn đặc biệt tại phòng VIP, đem đến những trải nghiệm hoàn toàn khác biệt về một dịch vụ xứng tầm.
+ Sản phẩm tài khoản đa tiện ích M – Money
Một sản phẩm mang cơ hội trọn gói bộ sản phẩm thanh toán, thẻ ghi nợ nội địa, dịch vụ Mobile Banking và Internet Banking đến khách hàng đại chúng, khi sử dụng sản phẩm này khách hàng được hưởng nhiều các ưu đãi về lãi suất, và được miễn phí hầu hết các phí giao dịch với các dịch vụ gia tăng.
+ Tiết kiệm Online
Đây là dịch vụ gửi tiết kiệm trực tuyến với nhiều tiện ích nổi bật, Khách hang sử dụng dịch vụ có thể chủ động về thời gian giao dịch, số tiền giao dịch, được hưởng đầy đủ các ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ mà vẫn hoàn toàn yên tâm với các giải pháp bảo mật.
+ Gói giải pháp trả lương M – Payroll
Với mong muốn đáp ứng toàn diện nhất mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng, từ dịch vụ trả lương hiện tại, Vietin Bank đã nâng cấp và cải tiến mang đến gói trả lương toàn diện nhất với nhiều tiện ích hiện đại cho doanh nghiệp.
e. Dịch vụ phát hành thẻ
Thông qua việc phát hành thẻ ATM, chi nhánh đã huy động được số lượng đáng kể nguồn vốn không kỳ hạn.
Số lượng thẻ ATM do chi nhánh phát hành liên tục tăng trong những năm qua. Cụ thể: Năm 2010 phát hành được 8.410 thẻ ATM. Năm 2011 phát hành được 10.173 thẻ ATM (tăng 20,96% so với năm 2010). Năm 2012, số lượng thẻ ATM được phát hành tăng lên mức 12.627 thẻ (tăng 24,12%). Lũy kế từ khi phát hành thẻ ATM (từ năm 2003) đến hết năm 2012 chi nhánh VietinBank Đền Hùng đã phát hành được hơn 40.000 thẻ ATM. Tuy nhiên, việc lắp đặt các POS rút tiền tự động (Cây rút tiền ATM) để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng chưa đạt kế hoạch đề ra. Năm 2010 lắp đặt được 01 POS/03 POS, đạt 33,33% kế hoạch. Năm 2011 lắp đặt được 02/05 POS, đạt 40% kế hoạch. Năm 2012 lắp đặt được 03 POS/05 POS, đạt 60% kế hoạch. Chính việc lắp đặt các POS rút tiền tự động chậm so với kế hoạch, đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả huy động nguồn vốn không kỳ hạn của chi nhánh.
2.2.1.3. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng dư nợ
Tỷ lệ vốn huy động đánh giá khả năng huy động vốn của chi nhánh để phục vụ cho vay. Qua phân tích chỉ tiêu này có thể so sánh được quy mô hai hoạt động cơ bản của chi nhánh là hoạt động huy động vốn và cho vay.
Vốn huy động của Chi nhánh Đền Hùng tăng nhanh qua các năm và chiếm tỷ trọng khá trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh, góp phần tạo tiềm lực để phát triển các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 2.6: Tổng vốn huy động so với tổng dư nợ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Đền Hùng giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%)
Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 11/10 12/11 BQ Tổng VHĐ 813,197 76,34 1.074,747 75,63 1.506,208 97,02 132,16 140,15 136,10 Tổng dư nợ 1.065,191 100 1.421,041 100 1.552,487 100 133,41 109,25 120,73
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần công
thương Việt Nam, chi nhánh Đền Hùng từ năm 2010 đến 2012)
Chi nhánh Đền Hùng có bộ máy tổ chức khá gọn nhẹ, hoạt động tại địa bàn có mật độ dân số cao, thu nhập khá, là nơi tập trung nhiều đơn vị, tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, đã tạo điều kiện để chi nhánh phát huy thế mạnh trong việc huy động vốn. Luôn đặt nhiệm vụ huy động vốn lên hàng đầu, chi nhánh chủ động đưa ra các biện pháp huy động, cùng chính sách lãi suất cạnh tranh, phù hợp với thị trường, cải thiện cơ cấu nguồn vốn một cách hợp lý, không ngừng nâng cao chiến lược dịch vụ khai thác hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp và dân cư. Vì vậy, vốn huy động luôn giữ ở mức tăng trưởng ổn định, góp phần tăng thêm uy tín của của ngân hàng trên thị trường trong con mắt của khách hàng và bạn hàng, đồng thời tăng cường khả năng tự chủ trong các hoạt động kinh doanh. Trong giai đoạn 2010 – 2012, chi nhánh đã từng bước tự chủ được nguồn vốn nhờ huy động để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Cụ thể năm 2010, 2011 ngân hàng mới chỉ đáp ứng được khoảng 75% nhu cầu xin vay vốn của khách hàng, nhưng đến năm 2012 ngân hàng đã đáp ứng được trên 97% nhu cầu xin vay của khách hàng, với tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân trong giai đoạn 2010 – 2012 là trên 36% so với tốc độ tăng trường dư nợ là trên 20%. Đây thực sự là một thành công lớn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, chi nhánh Đền Hùng.
2.2.1.4. Quy mô vốn huy động
Trong những năm vừa qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Đền Hùng đã thực hiện tốt hoạt động huy động vốn và luôn được đánh giá là một trong những chi nhánh có hoạt động huy động vốn khá trong hệ thống của VietinBank. Tổng lượng vốn huy động của Chi nhánh Đền Hùng qua các năm liên tục tăng đã góp phần không nhỏ vào thành công chung của toàn VietinBank.
Bảng 2.7: Quy mô huy động vốn của Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam, chi nhánh Đền Hùng giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%)
Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 11/10 12/11 BQ Tổng VHĐ của VietinBan k Đền Hùng 813,197 0,24 1.074,747 0,26 1.506,208 0,33 132,16 140,15 136,10 Tổng VHĐ của VietinBan k Phú Thọ 1.328,661 0.39 2.218,092 0.53 2.654,136 0.58 166,94 119,66 141,34 Tổng VHĐ của toàn VietinBan k 339.699 100 420.212 100 460.082 100 123,70 109,49 116,38
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần công
thương Việt Nam, chi nhánh Đền Hùng từ năm 2010 đến 2012)
Qua bảng số liệu 2.6, có thể nhận thấy rằng hoạt động huy động vốn của Chi nhánh VietinBank Đền Hùng phát triển với tốc độ khá và tương đối khả quan. Năm 2011 và 2012, mặc dù tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng do thực hiện tốt chương trình tiết kiệm dự thưởng áp dụng trong toàn hệ thống VietinBank, đồng thời không ngừng tăng cường chất lượng phục vụ khách hàng, nên huy động vốn của Chi nhánh năm 2011 đạt 1.074,747 tỷ đồng, năm 2012 đạt 1.506,208 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng trên 36% trong giai đoạn 2010 đến 2012. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng tỷ trọng tổng nguồn vốn huy động
của VietinBank Đền Hùng so với VietinBank Phú Thọ thấp hơn khá nhiều mặc dù có cùng địa bàn hoạt động, cùng là chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng công thương Việt Nam,... và so với tổng nguồn vốn huy động của toàn VietinBank còn rất nhỏ, đây cũng là một thách thức rất lớn đặt ra cho tập thể cán bộ, nhân viên của VietinBank Đền Hùng, là làm sao phải nâng cao tỷ trọng này lên cho xứng tầm với tên tuổi, vị thế của mình.
2.2.2. Thực trạng huy động vốn
Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đền Hùng. Tuy mới được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 thuộc NHTMCP Công Thương Việt Nam theo quyết định số Số 192/QĐ/HĐQT – NHCT Việt Nam về việc chuyển chi nhánh cấp 2, ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam, chi nhánh Đền Hùng trực thuộc ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam tỉnh Phú Thọ thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc ngân hàng ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam từ tháng 2 năm 2006. Mặc dù chi nhánh đang hoạt động trên địa bàn nhỏ hẹp, kinh tế đang phát triển. Đặc biệt phải chịu sự cạnh tranh rất lớn của các ngân hàng bạn (trên địa bàn
hoạt động của ngân hàng có hơn 10 ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng cùng hoạt động kinh doanh). Chính vì vậy, ngân hàng thương mại cổ phần công
thương Việt Nam chi nhánh Đền Hùng đã không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động, xây dựng uy tín thương hiệu và thực trạng công tác huy động vốn tại ngân hàng đã đạt được những bước phát triển nhất định.
Biểu đồ 2.1 dưới đây sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan nhất về sự phát triển trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đền Hùng thời gian qua:
Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đền Hùng năm 2010 - 2012.
Qua biểu đồ 2.1 cho thấy, nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đền Hùng tăng trưởng nhanh qua các năm. Tính đến năm 2010, tổng nguồn vốn huy động là 813,197 tỷ đồng, nhưng đến năm 2011 con số này lên tới 1.074,747 tỷ đồng, tăng 32,16% so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng huy động vốn tăng 40,15% so với năm 2011 (tăng 431,461 tỷ đồng). Sở dĩ có được sự tăng trưởng như vậy là do nguồn tiền gửi thanh toán của các TCKT, doanh nghiệp tăng lên, nguồn tiền gửi dân cư tương đối ổn định và liên tục tăng qua các năm. Với phương châm tăng cường nguồn vốn, ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi Đền Hùng đã cố gắng thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn khác nhau. Đặc biệt là việc mở rộng mạng lưới hoạt động, mở rộng thị phần kinh doanh (Từ năm 2008 đến 2011, chi nhánh đã mở thêm 04 phòng giao dịch loại 2
tại thị trấn của các huyện và chuyển một số khách hàng cho các phòng giao dịch mới như: Phòng giao dịch Thanh Sơn, Tam Nông, Thanh Ba,…). Do vậy,
nguồn vốn huy động tăng với tốc độ khá lớn, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ.
Qua đó, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ và phát triển không ngừng trong hoạt động kinh doanh, huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Đền Hùng nói riêng, cũng như nền kinh tế đất nước nói chung sau khi phải hứng chịu những ảnh hưởng nặng nề từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới.
2.2.2.1. Vốn huy động theo đối tượng khách hàng
Để thuận lợi trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh một cách hợp lý và có hiệu quả, Chi nhánh VietinBank Đền Hùng chia các lĩnh vực hoạt động nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng theo hai mảng khách hàng chính là khách hàng cá nhân (dân cư) và khách hàng doanh nghiệp (các doanh nghiêp,
tổ chức kinh tế). Số liệu chi tiết từ bảng 2.8 và biểu đồ 2.1, là cơ sở quan trọng
để đánh giá cụ thể những kết quả mà Chi nhánh VietinBank Đền Hùng đã đạt được trong việc huy động vốn phân theo đối tượng khách hàng.
Bảng 2.8: Vốn huy động theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam,chi nhánh Đền Hùng giai đoạn 2010 – 2012
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%)
Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 11/10 12/11 BQ Dân cư 474,934 58,40 634,952 59,08 852,641 56,61 133,69 134,28 133,99 Các TCKT 287,843 35,40 337,204 31,38 376,658 25,00 117,15 111,70 114,39 Các TCTD 50,42 6,20 102,591 9,54 276,909 18,39 203,47 269,92 234,35 Tổng VHĐ 813,197 100 1.074,747 100 1.506,208 100 132,16 140,15 136,10
(Nguồn số liệu: Báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần công
Biểu đồ 2.2: Vốn huy động theo đối tượng khách hàng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, chi nhánh Đền Hùng giai đoạn 2010 – 2012
Qua bảng số liệu 2.8 và biểu đồ 2.1, có thể thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh qua các năm đều đạt mức tăng trưởng khá.
a. Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế - xã hội
Nguồn tiền này có quy mô và cơ cấu lớn trong tổng nguồn huy động, tỷ trọng dao động từ 25% đến trên 35% song không ổn định trong 3 năm gần đây. Về cơ cấu: Năm 2010 nguồn tiền gửi từ các TCKT chiếm tỷ trọng 35,40%, đây là một tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên tới năm 2011, do tình hình sản xuất của các doanh nghiệp có mối quan hệ với chi nhánh gặp nhiều khó khăn bởi tác động chung từ kinh tế trong và ngoài nước, nguồn tiền huy động từ các TCKT chỉ tăng nhẹ 17,15% so với năm 2010, đạt giá trị 337,204 tỷ đổng, chiếm 31,38% trong tổng nguồn vốn huy động được. Cho đến năm 2012, mặc dù nền kinh tế còn gặp khá nhiều biến động, tuy nhiên bằng sự năng động trong công việc, quan hệ và tìm kiếm nguồn vốn, số tiền huy động từ các TCKT vẫn đạt giá trị lên tới 376,658 tỷ đồng. Tiền gửi này thường là tiền gửi giao dịch hoặc có kỳ hạn ngắn, hưởng lãi suất thấp vì các doanh nghiệp có tốc độ quay vòng vốn khá