Phương pháp nghiên cứu cụ thể x

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh Đắk Lắk (Trang 36 - 61)

3.2.2.1. Thu thập số liệu

Thu thập số liệu thông qua phòng khách hàng do Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Đắk Lắk cung cấp về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2011 - 2012 - 2013.

3.2.2.2. Xử lý, phân tích và so sánh số liệu

Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

* Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

∆y = y1 - yo

Trong đó:

yo : chỉ tiêu năm trước

y1 : chỉ tiêu năm sau

∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

* Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

y1

∆y( %) = [ - 1 ] * 100 yo

Trong đó:

yo: Chỉ tiêu năm trước. y1: Chỉ tiêu năm sau.

∆y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Dùng biểu đồ, biểu bảng để biểu diễn sự thay đổi của hoạt động tín dụng. Dùng các chỉ số để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tín dụng của Ngân hàng.

PHẦN THỨ TƯ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

4.1.1. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay tiêu dùngBảng 4.1. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay Bảng 4.1. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 10/09 So sánh 11/10 ± % ± %

1. Doanh số cho vay 214.207 359.981 319.503 145.774 68,05% -40.478 -11,24%

2. Doanh số thu nợ 117.950 234.389 221.142 116.439 98,72% -13.247 -5,65%

3. Dư nợ cho vay 96.257 145.177 152.298 48.920 50,82% 7.121 4,91%

(Nguồn: Phòng khách hàng)

Đồ thị 4.1. Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay tiêu dùng

Qua bảng 4.1 và đồ thị 4.1 ta thấy, doanh số cho vay năm 2012 là 359.981 triệu đồng, cao nhất trong vòng 3 năm, tăng 145.774 triệu đồng, tương đương tăng 68,05% so với năm 2011. Đến năm 2013, giảm xuống còn 319.503 triệu đồng, tức là giảm 40.478 triệu đồng. Do năm 2013 nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn thử thách với tỷ lệ lạm phát tăng cao phần nào ảnh hưởng đến doanh số cho vay, doanh số thu nợ, cũng như dư nợ cho vay năm 2013.

Công tác thu nợ được thực hiện song song, doanh số thu nợ cũng tăng giảm cùng với doanh số cho vay, cụ thể: năm 2012 là 234.389 triệu đồng, tăng đến 116.439 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với tốc độ 98,72%. Sang năm 2013, con số này giảm xuống còn 221.142 triệu đồng, tức là đã giảm 5,65% tương ứng với 13.247 triệu đồng so với năm 2012. Mặc dù giảm so với năm 2012 nhưng vẫn tăng hơn so với năm 2011 rất nhiều.

Tổng dư nợ luôn tăng dần qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2011 là 96.257 triệu đồng, năm 2012 tăng thêm 48.920 triệu đồng, tức tăng 50,82% so với năm 2011 và đạt 145.177 triệu đồng, đến năm 2013 đạt 152.298 triệu đồng. Dư nợ tăng chứng tỏ rằng chi nhánh đã tích cực mở rộng hoạt động đầu tư tín dụng tiêu dùng.

4.1.2. Chỉ tiêu nợ quá hạn

Bảng 4.2. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN

ĐVT: Triệu đồng Chỉ Tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 10/09 So sánh 11/10 ± % ± % 1. Dư Nợ quá hạn cuối kì 489 300 800 -189 -38,65% 500 166,67% 2. Tổng dư nợ

cho vay cuối kì 96.257 145.177 152.298 48.920 50,82% 7.121 4,91%

3. Tỷ lệ nợ

quá hạn(%) 0,51 0,21 0,53 -0,3 -59,32% 0,32 154,20% (Nguồn: Phòng khách hàng) Về dư nợ quá hạn cuối kì của ngân hàng năm 2011 là 489 triệu đồng, năm 2012 là 300 triệu đồng, giảm 189 triệu đồng( tương đương 38,65%) so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 nền kinh tế thế giới và trong nước phục hồi sau khủng hoảng, đời sống người dân ngày một cải thiện, điều này đã tạo nhiều thuận lợi giúp cho khách hàng trả nợ cho ngân hàng được dễ dàng hơn, điều đó đã giúp cho nợ quá hạn của ngân hàng giảm. Tuy nhiên, qua năm 2013, nợ quá hạn ngân hàng tăng cao và đạt mức 800 triệu đồng, tăng 500 triệu( tương đương 166,67%) so với năm 2012. Nhưng nhìn chung nợ quá hạn của ngân hàng là thấp, điều này cho thấy đội ngũ cán bộ tín dụng đã làm tốt công tác giám sát và đôn đốc thu nợ làm cho nợ quá hạn giảm xuống. Biểu đồ dưới đây thể hiện nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm 2011 - 2013:

Đồ thị 4.2. Tỷ lệ nợ quá hạn

Qua biểu đồ ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng qua các năm là thấp, chiếm tỷ lệ chưa tới 1% so với tổng dư nợ cho vay cuối kì. Điều này cho thấy đa số các khoản tín dụng tiêu dùng của ngân hàng được thu về đúng hạn, điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng là rất tốt.

4.1.3. Chỉ tiêu nợ xấu

Bảng 4.3. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ Tiêu Năm2011 Năm2012 Năm2013

So sánh 10/09 So sánh 11/10

± % ± %

1. Nợ xấu 418 300 800 -118 -28,23% 500 166,67%

2. Tổng dư nợ cho vay 96.257 145.177 152.298 48.920 50,82% 7.121 4,91%

3. Tỷ lệ nợ xấu(%) 0,43 0,21 0,52 -0,23 -52,41% 0,32 154,20% (Nguồn: Phòng khách hàng) Về nợ xấu trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng cũng tương đối thấp chỉ có 418 triệu đồng năm 2011, năm 2012 giảm xuống còn 300 triệu đồng, năm 2013 là 800 triệu đồng. Điều này cho thấy các khoản tín dụng của ngân hàng đều rất tốt chỉ có một số ít là phải đưa vào danh mục nợ xấu mà thôi, không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Nợ xấu trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng năm 2011 là 418 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,43% trên tổng dư nợ cho vay. Năm 2012 nợ xấu là 300 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,21% trên tổng dư nợ cho vay. Năm 2013 nợ xấu là 800 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,52% .

Đồ thị 4.3. Tỷ lệ nợ xấu

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy tỷ lệ Nợ xấu trên Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng là tương đối thấp, năm cao nhất cũng chỉ có 0,52% mà thôi. Điều đó cho thấy chất lượng cho vay của ngân hàng là tương đối tốt, qua đó thể hiện sự quan tâm của ban quản trị cũng như sự tích cực của cán bộ nhân viên ngân hàng trong công tác đôn đốc thu nợ và cũng thể hiện hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng.

4.1.4. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 4.4. Hiệu suất sử dụng vốn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ Tiêu Năm2011 Năm2012 Năm2013 So sánh 10/09 So sánh 11/10

± % ± %

1. Tổng dư nợ cho vay 96.257 145.177 152.298 48.920 50,82% 7.121 4,91% 2. Tổng nguồn vốn huy động 78.670 126.170 135.743 47.500 60,38% 9.573 7,59% 3. Hiệu suất sử dụng vốn (%) 122,36 115,06 112,2 -7,29 -5,96% -2,87 -2,49% (Nguồn: Phòng khách hàng) xlii

Qua bảng số liệu ta thấy hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng khá cao, năm 2011 là 122,36%, năm 2012 là 115,06%, năm 2013 là 112,2%. Điều này là do địa bàn tỉnh Đắk Lắk là một tỉnh đang phát triển, có nhu cầu về vốn lớn, bên cạnh đó nguồn vốn huy động chưa nhiều để có thể đáp ứng nhu cầu vay, điều đó thể hiện hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng qua các năm đều trên 100%. Việc hiệu suất sử dụng vốn qua các năm đều trên 100% cho thấy ngân hàng đã sử dụng tối đa nguồn vốn đã huy động, tránh được tình trạng lãng phí nguồn vốn để tạo ra thu nhập. Thông qua bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay của ngân hàng tăng qua các năm, để giải quyết được nhu cầu của khách hàng ngày một tăng, ngân hàng đã không ngưng nâng cao công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn huy động các năm tăng lên. Cụ thể là vào năm 2011 tổng nguồn vốn huy động là 78.670 triệu đồng, năm 2012 là 126.170 triệu đồng tăng 47.500 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 nguồn vốn huy động là 135.743 triệu đồng tăng 9.573 triệu đồng. Nhờ vậy mà ngân hàng đã dần dần cân đối được giữa việc huy động và cho vay nên hiệu suất sử dụng vốn của các năm đang giảm dần, sự giảm dần được thể hiện qua đồ thị sau:

Đồ thị 4.4. Hiệu suất sử dụng vốn (%)

Do chủ động cải thiện được nguồn vốn của mình qua việc tăng vốn huy động với chi phí rẻ hơn đi vay, ổn định về số dư và kỳ hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của tầng lớp dân cư nên hiệu quả từ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng tăng lên từng năm.

4.1.5. Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng tiêu dùng

Vòng quay vốn CVTD của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.5. Vòng quay vốn tín dụng

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm2011 Năm2012 Năm2013 So Sánh 10/09 So Sánh 11/10

± % ± % 1. Doanh số thu nợ 117.950 234.389 221.142 116.439 98,72% -13.247 -5,65% 2. Dư nợ bình quân 80.652 129.801 137.501 49.149 60,94% 7.700 5,93% 3. Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 1,46 1,81 1,61 0,34 23,47% -0,2 -10,94% (Nguồn: Phòng khách hàng) Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng qua ba năm như sau: Năm 2011 là 1,46 vòng, năm 2012 là 1,81 vòng và năm 2013 là 1,61 vòng. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng đều trên 1, cho thấy khả năng thu hồi vốn của ngân hàng tốt, đạt hiệu quả cao. Điều đó được thể hiện rõ hơn ở đồ thị sau:

Đồ thị 4.5. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả tín dụng do đó chi nhánh cần triển khai các biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm làm cho vòng quay vốn tín dụng tăng lên, nhằm tăng khả năng sinh lời của đồng vốn, tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

4.1.6. Thu nhập từ hoạt động cho vay tiêu dùng

Bảng 4.6. Tỷ lệ thu nhập cho vay tiêu dùng

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ Tiêu Năm2011 Năm2012 Năm2013 So Sánh 10/09 So Sánh 11/10

± % ± % 1. LN từ hoạt động cho vay TD 3.765 5.026 8.203 1.261 33,49% 3.177 63,21% 2. Tổng lợi nhuận 27.665 29.338 50.162 1.673 6,05% 20.824 70,98% 3. Tỷ lệ nhu nhập (%) 13,61 17,13 16,35 3,52 25,88% -0,78 -4,54% (Nguồn: Phòng khách hàng) Qua bảng 4.6 ta thấy, cùng với sự gia tăng của dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ thì lợi nhuận thu được trong cho vay tiêu dùng nhìn chung tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối. Cụ thể, năm 2011 thu từ tín dụng tiêu dùng 3.765 triệu đồng, chiếm 13,61% trong tổng lợi nhuận cho vay, sang năm 2012 lợi nhuận đạt 5.026 triệu đồng. Đến năm 2013 là cao nhất cả về con số tuyệt đối lẫn tương đối, đạt 8.203 triệu đồng, chiếm 16,35% trong tổng lợi nhuận mà hoạt động tín dụng mang lại. Tỷ lệ thu nhập của chi nhánh được minh họa qua đồ thị 4.6 sau:

Đồ thị 4.6. Tỷ lệ thu nhập cho vay tiêu dùng

Qua bảng và đồ thị ở trên ta thấy mặc dù lợi nhuận từ hoạt động cho vay tiêu dùng tăng liên tục qua các năm 2011-2012-2013, đồng thời Tổng lợi nhuận hoạt động của ngân hàng cũng liên tục tăng một cách ấn tượng, tuy nhiên tỷ lệ thu nhập

cho vay tiêu dùng của ngân hàng hiện nay còn đang hạn chế, duy trì ở mức 13% đến 17%.

4.2. Đánh giá những kết quả nghiên cứu

4.2.1. Hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng vẫn còn không ít những hạn chế cần khắc phục và cần có những giải pháp thích đáng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Những hạn chế đó là:

- Quy trình cho vay bao gồm nhiều công đoạn, hồ sơ vay vốn còn nhiều điểm chưa hợp lý, điều đó làm mất nhiều thời gian cho cả CBTD và khách hàng của ngân hàng.

- Vấn đề cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn nhiều hạn chế, ngân hàng chỉ áp dụng cho vay tiêu dùng đối với các cá nhân chứng minh được nguồn thu nhập tương lai, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng của mọi cá nhân trong xã hội là rất lớn và hiện nay quy mô cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn nhỏ, chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.

- Với tình hình thị trường đang trong giai đoạn tăng trưởng sau lạm phát như hiện nay, lãi suất ngân hàng giảm, khiến cho việc huy động vốn từ khách hàng trở nên khó khăn hơn, không chỉ thế việc các ngân hàng “ xuất hiện” ngày một nhiều, đã khiến cho việc huy động vốn trở nên cấp thiết đối với các ngân hàng.

- Hoạt động Marketing của ngân hàng đã được chi nhánh thực hiện nhưng kết quả chưa đạt được như mong muốn. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của dư nợ.

- Do cán bộ ít nên không thể mở rộng địa bàn hoạt động cũng như chăm sóc khách hàng thường xuyên. Cán bộ tuyển dụng mới chưa có kinh nghiệm thực tế nên chưa đảm nhận được món vay lớn và phức tạp.

- Các sản phẩm dịch vụ tài chính của ngân hàng cần được bổ sung cho phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước, khi các ngân hàng ngoại thâm nhập vào thị trường Việt Nam, với nguồn lực tài chính mạnh, bề dày kinh nghiệm, chiến lược phát triển bài bản và đầy tham vọng. Họ sẽ là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng nội.

- Công nghệ ngày càng phát triển, với giá thành ngày một rẻ hơn, tuy nhiên hệ thông máy tính trong ngân hàng còn nhiều hạn chế như dễ bị treo máy khi thực hiện nhiều thao tác cùng một lúc, bộ tụ điện UPS kém chất lượng… những điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ngân hàng.

4.2.2. Nguyên nhân

- Về môi trường kinh doanh

Thị trường vốn bùng nổ kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong công tác huy động vốn giữa các NHTM. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tính đến thời điểm này đã có nhiều NHTMCP hoạt động làm cho hoạt động của NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn. Các ngân hàng thương mại thường định giá tài sản rất cao để lôi kéo khách hàng về mình. Vì vậy, khách hàng thường có xu hướng chuyển dịch sang các ngân hàng khác để đáp ứng nhu cầu về tài sản đảm bảo.

Hiện nay các NHTM vẫn cạnh tranh nhau chủ yếu là bằng lãi suất, điều này tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng nhưng gây nhiều khó khăn cho ngân hàng vì việc cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn. Để cạnh tranh được với nhau các ngân hàng cố gắng giảm lãi suất cho vay và tăng nhiều ưu đãi đối với khách hàng làm cho chi phí tăng lên từ đó làm ảnh hưởng không ít đến lợi nhuận của ngân hàng. Các ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh Đắk Lắk (Trang 36 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w