Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh Đắk Lắk (Trang 30 - 34)

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Để đáp ứng nhu cầu cho vay đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn vốn tương xứng có thể đủ dùng để cho vay. Huy động vốn là một hoạt động chủ đạo, có ý nghĩa then chốt và luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Trong tổng nguồn vốn thì vốn huy động chiếm tỷ trọng cao, đây là cơ sở hoạt động của ngân hàng. Vì vậy có được nguồn vốn ổn định, chi phí hợp lý, quy mô lớn là một ưu thế cạnh tranh của ngân hàng. Trong những năm gần đây, các ngân hàng đã

quan tâm đến nghiệp vụ quan trọng này, chính vì vậy mà sự cạnh tranh trên thị trường huy động vốn rất mạnh mẽ. Nhiều ngân hàng đã đưa ra các chính sách rất hấp dẫn để thu hút nguồn vốn huy động và NHTMCP Công thương Đắk Lắk cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.

Qua các năm, số vốn của NHTMCP Công thương Đắk Lắk đều tăng mạnh, đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, tránh tình trạng bị động về vốn, cũng như khả năng thanh khoản. Với các chính sách linh hoạt về lãi suất, thời hạn và các chương trình ưu đãi khác, hiệu quả công tác huy động vốn được nâng cao lên rõ rệt, kết quả thể hiện như sau:

Bảng 3.1. Nguồn vốn huy động các năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ± % ± % 1. Tiền gửi DN 143.513 354.835 789.157 211.322 147,25 % 434.322 122,40 %

2. Tiền gửi dân cư 231.244 372.086 526.031 140.842 60,91% 153.945 41,37%

3. Huy động khác 87.158 94.209 15.051 7.051 8,09% -79.158 - 84,02%

4. Tổng vốn huy động 461.915 821.130 1.330.2

39 359.215 77,77% 509.109 62,00%

( Nguồn: Phòng khách hàng) Dựa vào các số liệu ở bảng trên đã cho thấy tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của chi nhánh qua các năm có xu hướng tăng. Cụ thể như sau:

Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2012 là 821.130 triệu đồng tăng 359.215 triệu đồng và tăng 77,77% so với năm 2011. Năm 2012 tiền gửi doanh nghiệp tăng mạnh và đạt 354.835 triệu đồng, tăng 211.322 triệu đồng so với năm 2011. Trong năm 2012 các loại tiền gửi cá nhân và nguồn vốn huy động khác cũng tăng so với năm 2011. Sang năm 2013, tổng nguồn huy động của ngân hàng đạt 1.330.239 triệu đồng, tăng 509.109 triệu đồng, và tăng 62% so với năm 2012. Các loại tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi cá nhân tăng mạnh so với năm 2012. Tuy nhiên, nguồn huy động khác giảm so với 2012, cụ thể giảm 79.158 triệu đồng, tức là giảm 84,02% so với năm 2012. Nhìn chung tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đều tăng qua các năm, để có được sự tăng trưởng trên là do chi nhánh đã triển khai nhiều chính sách tăng cường huy động vốn của NH Công Thương Việt nam cũng như của riêng chi nhánh như chính sách marketing, chính sách cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả, chính sách khách hàng, tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng một cách đồng bộ. Ngoài ra nhân viên tín dụng của ngân hàng thường dành một khoản thời gian nhất định để đi huy động vốn đối với các khách hàng mới có tiềm lực tài chính.

3.1.3.2. Hoạt động cho vay

Bên cạnh công tác huy động vốn thì hoạt động cho vay cũng không kém phần quan trọng, có tính chất sống còn đối với ngân hàng. Bởi vì, lợi nhuận ngân hàng thu được dựa trên việc sử dụng vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính. Vì vậy vấn đề sử dụng vốn phải luôn được chú trọng và quan tâm làm sao vừa đáp ứng được nhu cầu lợi nhuận của ngân hàng vừa đảm bảo an toàn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bảng 3.2. Hoạt động cho vay

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ± % ± %

1. Doanh số cho vay

1.924.7 30 3.290.7 11 5.025.1 22 1.365.9 81 70,97% 1.734.4 11 52,71 % 2. Doanh số thu nợ 1.652.0 03 2.157.5 38 3.266.1 30 505.535 30,60% 1.108.5 92 51,38 % 3. Tổng dư nợ 1.489.5 54 1.963.9 22 2.364.1 19 474.368 31,85% 400.197 20,38 % ( Nguồn: Phòng khách hàng) Qua bảng ta thấy

Doanh số cho vay của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2012 doanh số cho vay của chi nhánh tăng mạnh, cụ thể là tăng 70,97% so với năm 2011 và đạt 3.290.711 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2012 kinh tế phục hồi, tình hình kinh doanh khả quan nên các tổ chức và cá nhân đã chú trọng đến tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên. Theo đà phát triển đó, bước sang năm 2013, doanh số cho vay của chi nhánh tăng 1.734.411 triệu đồng, tăng 52,71% so với năm 2012.

Về doanh số thu nợ của chi nhánh thì năm sau luôn cao hơn năm trước và phù hợp với doanh số cho vay của chi nhánh. Cụ thể là doanh số thu nợ năm 2012 của chi nhánh là 2.157.538 triệu đồng tăng 505.535 triệu đồng so với năm 2011, còn năm 2013 doanh số thu nợ của chi nhánh đạt 3.266.130 triệu đồng tăng 51,38% so với năm 2012. Điều này cho thấy trong những năm vừa qua nền kinh tế có nhiều biến động ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng, nhưng với sự chỉ đạo sát sao của các ban, ngành và ngân hàng Nhà Nước tỉnh, Ban lãnh đạo Vietinbank cùng toàn thể cán bộ nhân viên đã những cố gắng, nỗ lực giúp hoạt động thu hồi nợ của chi nhánh Đắk Lắk ổn định và phát triển.

Về dư nợ của chi nhánh, năm 2012 dư nợ của chi nhánh là 1.963.922 triệu đồng tăng 447.368 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 đạt 2.364.119 triệu đồng tăng 20,38% so với năm 2012 và đạt mức tăng cao nhất trong ba năm.

3.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, Ngân hàng đã có những chính sách hoạt động thích hợp, phát triển các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và các hoạt động khác theo hướng tăng dần quy mô, điều chỉnh cơ cấu hợp lý nâng cao chất lượng, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nhờ vậy, những năm qua ngân hàng đã đạt kết quả kinh doanh khả quan.

Bảng 3.3. Kết quả kinh doanh các năm 2011 – 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm2011 Năm2012 Năm2013 So sánh 10/09 So sánh 11/10

± % ± %

1. Doanh thu 181.490 256.162 619.572 74.672 41,14% 363.410 141,87%

2. Chi phí 153.830 226.824 569.409 72.994 47,45% 342.585 151,04%

3. Lợi nhuận 27.660 29.338 50.163 1.678 6,07% 20.825 70,98%

( Nguồn: Phòng khách hàng) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy lợi nhuận của chi nhánh tăng theo từng năm và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2013. Năm 2012, nhờ các gói kích cầu của chính phủ mà nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng làm cho các khách hàng lớn và tiềm năng của chi nhánh mở rộng quy mô sản suất và sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả. Nhờ đó các doanh nghiệp đã hoàn trả các khoản vay đúng hạn nên đã làm cho lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng lên. Bên cạnh đó các hoạt động kinh doạnh ngoại tệ, bảo lãnh, sản phẩm thẻ ATM cũng đã mang lại cho ngân hàng một nguồn thu lớn nên lợi nhuận của ngân hàng trong năm đạt được là 29.338 triệu đồng tăng 1.678 triệu đồng so với năm 2011. Và qua năm 2013, lợi nhuận năm đạt 50.163 triệu đồng, tăng 20.825 triệu đồng so với năm 2012.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh Đắk Lắk (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w