Lắk
Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm CVTD của một số Ngân hàng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Sở giao dịch I – NHCT như sau:
Thứ nhất, hầu hết các Ngân hàng ngày nay đều đi thực hiện chính sách đa dạng hoá CVTD trên cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; luôn coi nhu cầu thực tế của khách hàng làm trọng tâm của hoàn thiện và phát triển hoạt động CVTD. Qua đó, cung ứng các danh mục sản phẩm CVTD phù hợp với đặc điểm của từng nhóm khách hàng tiêu dùng như cách làm của Ngân hàng Mỹ, Nga hay các Ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam.
Thứ hai, đầu tư xây dựng một hệ thống thu thập xử lý thông tin chính xác kịp thời của từng đối tượng khách hàng vì nó là nền tảng cho mọi quyết định về cung ứng dịch vụ và quan hệ của Ngân hàng với khách hàng, đặc biệt là khi Ngân hàng muốn cấp tin dụng cho họ.
Thứ ba, xây dựng thương hiệu của Ngân hàng là vấn đề mấu chốt trong việc thu hút khách hàng. Một thương hiệu tốt đồng nghĩa với uy tin của Ngân hàng được nâng cao đối với khách hàng và đối tác. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu cần có một quá trình lâu dài và nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và đặc biệt là chất lượng của dịch vụ CVTD.
Thứ tư, một kinh nghiệm quan trọng là các Ngân hàng đều đầu tư đúng cho công nghệ Ngân hàng. Vì vậy, các NHTM của các nước đều xác định mạnh công
nghệ hiện đại là điều kiện để nâng cao chất lượng CVTD trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
Thứ năm, liên kết với các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn trong việc bán chéo sản phẩm, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Người tiêu dùng có thể vay trực tiếp từ Ngân hàng liên kết với công ty khi mua hàng, đồng thời Ngân hàng vừa kiểm soát được mục đich vay tiêu dùng của khách hàng cũng như đáp ứng được nhu cầu cần thiết của họ.
PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm tình hình tại ngân hàng
3.1.1. Quá trình hình thành phát triển
Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Đắk Lắk được thành lập vào ngày 12/02/1999 theo quyết định của số 021/QĐ- HĐQT- NHCT1 của chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Là chi nhánh của NHTM quốc doanh ra đời trong thời kì giá cà phê và các mặt hàng nông sản khác liên tục sụt giảm, tình hình sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế và dân cư tại địa phương hết sức khó khăn, hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Đắk Lắk không hề thuận lợi, việc huy động vốn tại địa phương khó khăn, tỷ lệ nợ quá hạn cao.
Trước thực tế đó lãnh đạo của chi nhánh đã tìm mọi biện pháp để tháo gỡ kịp thời khó khăn như: Tiếp tục cho vay đầu tư chăm sóc cây cà phê, cho vay thu mua xuất khẩu đối với những đơn vị có khả năng khắc phục, thành lập ban thu nợ quá hạn để tạo thuận lợi cho việc phân tích, phân loại nợ và có biện pháp thu hồi phù hợp. Với cách làm này, chi nhánh đã giúp nhiều khách hàng vượt qua khó khăn, từng bước làm ăn có lãi và thanh toán được vốn vay cho chi nhánh.
Từ nền tảng đó, chi nhánh đề ra phương châm “Phát triển an toàn và hiệu quả” bằng cách tiếp tục đổi mới phong cách giao dịch, nhiệt tình với khách hàng, coi công việc của khách hàng là của mình, thành công của khách hàng cũng chính là thành công của mình. Chi nhánh còn tích cực chuyển hướng hoạt động kinh doanh, từng bước cơ cấu lại dư nợ tín dụng, tăng dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn, mở rộng đối tượng cho vay là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay các dự án lớn như thủy điện, xe buýt, khách sạn …
Xác định được tầm quan trọng của việc huy động vốn, chi nhánh đã chủ động tìm biện pháp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế và trong dân cư như: Tăng cường công tác tiếp thị, mở rộng các sản phẩm dịch vụ hợp tác liên kết với các đơn vị nhằm thu hút nguồn vốn từ bên ngoài.
Tên giao dịch là: Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Đắk Lắk. Tên viết tắt: Vietinbank Đắk Lắk.
Trụ sở chính đặt tại: 35 Nguyễn Tất Thành, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Qua hơn 10 năm thành lập và phát triển, khoảng thời gian chưa phải là dài nhưng cũng đủ để thấy một Ngân hàng Công thương Chi nhánh Đắk Lắk tăng trưởng mạnh mẽ và vững chắc, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nhà.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy của NHTMCP Công Thương chi nhánh Đắk Lắk tại trụ sở chính
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
Quan hệ chức năng
Mô hình này có thể thay đổi theo sự phân công của ban lãnh đạo trong từng thời kỳ.
Ngoài ra NHTMCP Công Thương chi nhánh Đắk Lắk đã mở thêm các PGD mới gồm: PGD Quang Trung, 25 Phan Chu Trinh - Tp BMT. PGD Buôn Hồ, 209 Hùng Vương - Thị xã Buôn Hồ. PGD Cưmgar, 91 Hùng Vương - TT Quảng Phú - Huyện Cưmgar. PGD Hòa Thắng, 190 Nguyễn Thái Bình - Xã Hòa Thắng - Tp. BMT. PGD Lê Hồng Phong, 217 Lê Hồng Phong - Tp. BMT và PGD Eakar, 147 Nguyễn Tất Thành - TT Eakar - Huyện Eakar.
Bộ máy tổ chức
Giám Đốc: Là người trược tiếp điều hành công tác tổ chức cán bộ, điều hành công tác hoạt động kinh doanh và công tác kế toán của Ngân hàng.
xxviii GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KD PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN Phòng KH cá nhân Phòng KHDN Tổ thanh toán XNK Phòng Hành Chính Tổ Quản Lý Rủi Ro Phòng kế toán giao dịch Phòng kho quỹ
Kiểm tra – Kiểm toán Nội bộ
Phó Giám Đốc: Là người hỗ trợ giám đốc phụ trách hoạt động kinh doanh cũng như công tác kế toán của NH và là người thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng có ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật đối với những công việc được phân công.
Cấp phòng
− Trưởng phòng Khách hàng − Trưởng phòng Kế toán.
− Trưởng phòng Tổ chức tài chính. − Trưởng phòng Quản lý rủi ro
Ngân hàng có trên 90 cán bộ đều có chuyên môn và nghiệp vụ.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng có những điểm rất đặc biệt. Qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển nên cơ cấu tổ chức và quan hệ giữa các phòng ban rất chặc chẽ với nhau thể hiện ở mặt nhân sự và khách hàng. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban như sau:
- Phòng Hành chính: Là phòng luôn thực hiện các công việc hành chính của ngân hàng và luôn nắm bắt các thông tin nghị quyết của cấp trên , các văn bản chỉ thị cần triển khai trong công tác hoạt động của ngân hàng .
- Phòng Kế toán: Là phòng nghiệp vụ thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
- Phòng khách hàng doanh nghiệp: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản
phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHTMCP Công Thương Việt Nam.
- Phòng khách hàng cá nhân: Phòng này có chức năng và nhiệm vụ tương tự phòng khách hàng doanh nghiệp nhưng khách hàng là các cá nhân và còn quản lý hoạt động của các quỹ tiết kiệm,điểm giao dịch, tổ chức huy động vốn của dân cư (bằng VNĐ hoặc ngoại tệ )
- Phòng tiền tệ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHTMCP Công thương Việt Nam, tổ chức điều chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ của Ngân hàng với NHNN, các chi nhánh khác trong cùng hệ thống trên địa bàn, các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy,thu chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn.
- Phòng Quản lý rủi ro: Là phòng nghiệp vụ có chức năng thẩm định rủi ro nhằm làm hạn chế, giảm thiểu các tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt động tác nghiệp, tăng thêm nguồn vốn đưa vào hoạt động kinh doanh, bảo vệ uy tín của ngân hàng TMCP Công Thương, đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả.
Ngoài ra, Chi nhánh còn có Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, phòng này trực thuộc sự chỉ đạo từ trụ sở chính NHTMCP Công Thương Việt Nam có chức năng kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của chi nhánh, đôn đốc cá phòng, tổ khắc phục những sai sót sau kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện về trụ sở chính.
3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Để đáp ứng nhu cầu cho vay đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn vốn tương xứng có thể đủ dùng để cho vay. Huy động vốn là một hoạt động chủ đạo, có ý nghĩa then chốt và luôn được đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của ngân hàng. Trong tổng nguồn vốn thì vốn huy động chiếm tỷ trọng cao, đây là cơ sở hoạt động của ngân hàng. Vì vậy có được nguồn vốn ổn định, chi phí hợp lý, quy mô lớn là một ưu thế cạnh tranh của ngân hàng. Trong những năm gần đây, các ngân hàng đã
quan tâm đến nghiệp vụ quan trọng này, chính vì vậy mà sự cạnh tranh trên thị trường huy động vốn rất mạnh mẽ. Nhiều ngân hàng đã đưa ra các chính sách rất hấp dẫn để thu hút nguồn vốn huy động và NHTMCP Công thương Đắk Lắk cũng không nằm ngoài mục tiêu đó.
Qua các năm, số vốn của NHTMCP Công thương Đắk Lắk đều tăng mạnh, đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng, tránh tình trạng bị động về vốn, cũng như khả năng thanh khoản. Với các chính sách linh hoạt về lãi suất, thời hạn và các chương trình ưu đãi khác, hiệu quả công tác huy động vốn được nâng cao lên rõ rệt, kết quả thể hiện như sau:
Bảng 3.1. Nguồn vốn huy động các năm
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ± % ± % 1. Tiền gửi DN 143.513 354.835 789.157 211.322 147,25 % 434.322 122,40 %
2. Tiền gửi dân cư 231.244 372.086 526.031 140.842 60,91% 153.945 41,37%
3. Huy động khác 87.158 94.209 15.051 7.051 8,09% -79.158 - 84,02%
4. Tổng vốn huy động 461.915 821.130 1.330.2
39 359.215 77,77% 509.109 62,00%
( Nguồn: Phòng khách hàng) Dựa vào các số liệu ở bảng trên đã cho thấy tổng nguồn vốn huy động tại chỗ của chi nhánh qua các năm có xu hướng tăng. Cụ thể như sau:
Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh năm 2012 là 821.130 triệu đồng tăng 359.215 triệu đồng và tăng 77,77% so với năm 2011. Năm 2012 tiền gửi doanh nghiệp tăng mạnh và đạt 354.835 triệu đồng, tăng 211.322 triệu đồng so với năm 2011. Trong năm 2012 các loại tiền gửi cá nhân và nguồn vốn huy động khác cũng tăng so với năm 2011. Sang năm 2013, tổng nguồn huy động của ngân hàng đạt 1.330.239 triệu đồng, tăng 509.109 triệu đồng, và tăng 62% so với năm 2012. Các loại tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi cá nhân tăng mạnh so với năm 2012. Tuy nhiên, nguồn huy động khác giảm so với 2012, cụ thể giảm 79.158 triệu đồng, tức là giảm 84,02% so với năm 2012. Nhìn chung tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đều tăng qua các năm, để có được sự tăng trưởng trên là do chi nhánh đã triển khai nhiều chính sách tăng cường huy động vốn của NH Công Thương Việt nam cũng như của riêng chi nhánh như chính sách marketing, chính sách cạnh tranh huy động vốn năng động và hiệu quả, chính sách khách hàng, tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng một cách đồng bộ. Ngoài ra nhân viên tín dụng của ngân hàng thường dành một khoản thời gian nhất định để đi huy động vốn đối với các khách hàng mới có tiềm lực tài chính.
3.1.3.2. Hoạt động cho vay
Bên cạnh công tác huy động vốn thì hoạt động cho vay cũng không kém phần quan trọng, có tính chất sống còn đối với ngân hàng. Bởi vì, lợi nhuận ngân hàng thu được dựa trên việc sử dụng vốn và cung cấp các dịch vụ tài chính. Vì vậy vấn đề sử dụng vốn phải luôn được chú trọng và quan tâm làm sao vừa đáp ứng được nhu cầu lợi nhuận của ngân hàng vừa đảm bảo an toàn vốn và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 3.2. Hoạt động cho vay
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 ± % ± %
1. Doanh số cho vay
1.924.7 30 3.290.7 11 5.025.1 22 1.365.9 81 70,97% 1.734.4 11 52,71 % 2. Doanh số thu nợ 1.652.0 03 2.157.5 38 3.266.1 30 505.535 30,60% 1.108.5 92 51,38 % 3. Tổng dư nợ 1.489.5 54 1.963.9 22 2.364.1 19 474.368 31,85% 400.197 20,38 % ( Nguồn: Phòng khách hàng) Qua bảng ta thấy
Doanh số cho vay của ngân hàng tăng qua các năm. Năm 2012 doanh số cho vay của chi nhánh tăng mạnh, cụ thể là tăng 70,97% so với năm 2011 và đạt 3.290.711 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong năm 2012 kinh tế phục hồi, tình hình kinh doanh khả quan nên các tổ chức và cá nhân đã chú trọng đến tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng lên. Theo đà phát triển đó, bước sang năm 2013, doanh số cho vay của chi nhánh tăng 1.734.411 triệu đồng, tăng 52,71% so với năm 2012.
Về doanh số thu nợ của chi nhánh thì năm sau luôn cao hơn năm trước và phù hợp với doanh số cho vay của chi nhánh. Cụ thể là doanh số thu nợ năm 2012 của chi nhánh là 2.157.538 triệu đồng tăng 505.535 triệu đồng so với năm 2011, còn năm 2013 doanh số thu nợ của chi nhánh đạt 3.266.130 triệu đồng tăng 51,38% so với năm 2012. Điều này cho thấy trong những năm vừa qua nền kinh tế có nhiều biến động ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng, nhưng với sự chỉ đạo sát sao của các ban, ngành và ngân hàng Nhà Nước tỉnh, Ban lãnh đạo Vietinbank cùng toàn thể cán bộ nhân viên đã những cố gắng, nỗ lực giúp hoạt động thu hồi nợ của chi nhánh Đắk Lắk ổn định và phát triển.
Về dư nợ của chi nhánh, năm 2012 dư nợ của chi nhánh là 1.963.922 triệu đồng tăng 447.368 triệu đồng so với năm 2011. Năm 2013 đạt 2.364.119 triệu đồng tăng 20,38% so với năm 2012 và đạt mức tăng cao nhất trong ba năm.
3.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, Ngân hàng đã có những chính sách hoạt động thích hợp, phát triển các hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và các hoạt động khác theo hướng tăng dần quy mô, điều chỉnh cơ cấu hợp lý nâng cao chất lượng, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nhờ vậy, những năm qua ngân hàng đã đạt kết quả kinh doanh khả quan.
Bảng 3.3. Kết quả kinh doanh các năm 2011 – 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm2011 Năm2012 Năm2013 So sánh 10/09 So sánh 11/10
± % ± %
1. Doanh thu 181.490 256.162 619.572 74.672 41,14% 363.410 141,87%
2. Chi phí 153.830 226.824 569.409 72.994 47,45% 342.585 151,04%
3. Lợi nhuận 27.660 29.338 50.163 1.678 6,07% 20.825 70,98%