vốn lưu động.
Lý do đưa ra giải pháp:
Qua phân tích ta thấy tỷ trọng HTK chiếm tỷ trọng lớn: cụ thể năm 2010 chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng VLĐ( 33,29%), nhưng đến năm 2011 đã tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng VLĐ( 47,66%) nguyên nhân cũng là do một phần hàng hóa bị ứ đọng làm cho vòng quay VLĐ giảm, làm giảm LN của công ty, ảnh
hưởng đến cả hiệu quả kinh doanh. Do đó việc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa là vấn đề cần thiết để giảm lượng hàng hóa tồn kho, tránh những thất thoát trong khâu dự trữ, giảm chi phí bảo quản nhằm nâng cao HQSD vốn của công ty.
Nội dung của giải pháp:
Nâng cao vòng quay VLĐ tức là rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn đi qua giúp cho vốn có thể tham gia nhiều lần vào một chu kỳ kinh doanh. Để làm được điều đó DN nên xác định mức dự trữ phù hợp, phân bổ vốn hợp lý giữa các khâu, đẩy nhanh vòng quay VLĐ.
Điều kiện và yêu cầu thực hiện giải pháp:
-Công ty phải căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa với khách hàng để xác định những khách hàng quen của mình sẽ mua gì, vào thời điểm nào từ đó đưa ra mức dự trữ thích hợp.
- Tăng số vòng quay bằng cách đưa ra các chiến lược Marketting như:
+ Một số hàng hóa đã lỗi thời công ty nên có những biện pháp như giảm giá, khuyến mãi lớn nhằm thu hồi lượng vốn một cách tối đa.
+ Ngoài chính sách về giá cả thì việc thu hút bằng cách tạo ấn tượng tốt với khách hàng cũng tạo hiệu quả lớn như: đầu tư trang thiết bị cho gian hàng, tạo sự thoải mái cho khách hàng, cải tiến trong khâu thanh toán giúp khách hàng tránh phải chờ đợi, tạo sự dễ chịu cho khách hàng.
+ Chọn những sản phẩm có chất lượng tốt phù hợp với thị yếu của khách hàng để tăng tính thanh khoản trong việc bán hàng, tránh tình trạng tham rẻ mà mua những loại hàng hóa đã hết ưa chuộng để tránh bị ứ đọng.
+ Mở rộng mạng lưới kinh doanh, hiện công ty chỉ mới kinh doanh chủ yếu trên địa bàn các khu công nghiệp tại Hà Nội, Bắc Ninh, Băc Giang công ty cần mở rộng ra nhiều tỉnh thành khác để quảng cáo thương hiệu đồng thời chiếm lĩnh thi trường mới chưa được khai thác.