PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG

Một phần của tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện các biện pháp tạo động lực trong lao động tại công ty cổ phần phích nước Rạng Đông (Trang 34 - 39)

TẠI CÔNG TY CP BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG

II.1. Việc xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc:

II.1.1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động của tổ chức và làm cho người lao động hiểu rõ nhiệm vụ, mục tiêu đó.

Hàng năm Công ty tiến hành họp toàn thể cán bộ công nhân viên, qua cuộc họp Ban lãnh đạo sẽ báo cáo tổng kết về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm qua đồng thời đề ra phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu cho năm tới.

- Khi có bất cứ một kế hoạch hoạt động nào của Công ty, Ban giám đốc sẽ kết hợp với Ban chấp hành công đoàn thoả luận bàn bạc và soạn thảo ra các quy định, quyết định hoặc thông báo dán lên bảng tin của Công ty.

- Khi Công ty có kế hoạch công việc, Ban lãnh đạo sẽ triệu tập họp các phòng ban thông báo bằng văn bản cụ thể để các phòng ban chức năng phối hợp với các bộ phận, các phân xưởng thông báo tới từng người trong bộ phận mình cùng thực hiện..

Có lẽ vì vậy mà người lao động luôn hiểu rõ được mọi mục tiêu hoạt động của Công ty cụ thể trong năm.

Ví dụ về mục tiêu của năm 2011như sau:

+ Tăng năng suất lao động lên đến 35 triệu sp/năm đối với dây chuyền sản xuất đèn huỳnh quang

+ Tăng năng suất lao động lên đến 30 triệu sp/năm đối với sản xuất đèn HQ compact.

+ Tăng thu nhập cho người lao động năm nay lên trung bình 15% so với năm trước.

+ Phấn đấu để được đánh giá là nhà cung cấp liên tục đạt loại A.

+ Tổ chức phục vụ tốt bữa ăn ca cho cán bộ công nhân viên, tăng tiền ăn ca từ 12.000đ/suất lên 15.000đ/suất.

Có thể nhận thấy một điều rất rõ nét là trong những năm qua thì Công ty đã rất chú trọng trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng lao động và cả chất lượng cuộc sống của cán bộ công nhân viên. Điều đó góp phần kích thích và thúc đẩy người lao động rất lớn bởi nó thoả mãn nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu hội nhập của người lao động.

II.1.2. Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng người lao động và các tiêu chuẩn thực hiện công việc.

Muốn xác định nhiệm vụ cụ thể, tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động thì cần phải tiến hành phân tích công việc, tức là xác định các bản mô tả công việc, bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện.

Hiện nay việc phân tích công việc của Công ty mới chỉ dừng lại ở lao động quản lý, việc thiết kế mô tả công việc và bản yêu cầu công việc với người thực hiện chưa được thực hiện cụ thể đối với công nhân sản xuất.

Ví dụ: Đối với công việc của Nhân viên nhân sự - phòng hành chính nhân sự được mô tả, hướng dẫn bao gồm các nội dung sau:

- Quản lý Hồ sơ nhân sự.

- Đào tạo người lao động về ATVSLĐ, Nội quy lao động, Nội quy công ty, ISO...

- Quản lý quá trình làm việc của Cán bộ công nhân viên (CBCNV)

- Lập các báo cáo có liên quan đến vấn đề nhân sự của công ty cho các cơ quan chức năng.

- Các hoạt động liên quan đến phúc lợi của Cán bộ công nhân viên. - Hoạt động khen thưởng và kỉ luật.

Quản lý hồ sơ nhân sự:

 Trong quá trình tuyển dụng, Phòng Hành chính Nhân sự có trách nhiệm thu nhận, quản lý Hồ sơ của người dự tuyển, lập danh sách ứng viên dự tuyển vào từng vị trí, có trách nhiệm sơ tuyển hồ sơ, liên lạc với ứng viên được tham gia phỏng vấn, bố trí thời gian, địa điểm phỏng vấn và thi tuyển. Khi ứng viên trúng tuyển nhân viên Hành chính Nhân sự có trách nhiệm thông báo ứng viên đến nhận công tác đúng ngày, giờ. Hồ sơ của những ứng viên không trúng tuyển có thể trả lại nếu ứng viên có yêu cầu.

 Trước khi vào công ty, bất kỳ cán bộ công nhân viên nào cũng phải nộp cho phòng Hành chính Nhân sự 01 bộ Hồ sơ, bao gồm:

- Giấy khai sinh (Bản sao) - Giấy khám sức khoẻ

- 02 ảnh 04 x 06 - Đơn xin việc viết tay

 Phòng Hành chính nhân sự có trách nhiệm lưu giữ và bảo quản hồ sơ của cán bộ công nhân viên trong các File cứng theo từng bộ phận một cách khoa học.

Nhân viên phòng Hành chính nhân sự phải lập “Sổ tổng hợp quản lý nhân sự” ghi cụ thể các yếu tố có liên quan.

Đào tạo người lao động về ATVSLĐ, nội quy lao động, nội quy công ty: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước khi người lao động vào công ty tiếp nhận công việc cụ thể, Phòng Hành chính Nhân sự có trách nhiệm phổ biến các kiến thức cơ bản về công tác An toàn Vệ sinh lao động, phổ biến cho người lao động những nội dung cơ bản của nội quy lao động, nội quy của công ty về quyền lợi, nghĩa vụ và các quy định cụ thể của công ty....

Ví dụ: Tiêu chuẩn xét chọn cán bộ phòng Hành chính Nhân sự của Công ty như sau:

+ Có trình độ từ Cao đẳng trở lên ưu tiên người có kinh nghiệm làm việc tại vị trí hành chính nhân sự.

+ Sử dụng thành thạo Word, Excel.

+ Trung thực, có sức khoẻ tốt, ý thức chấp hành kỷ luật cao. + Tuổi đời từ 23-30 tuổi.

+ Chịu khó tìm tòi học hỏi và có khả năng làm việc tập thể.

Đối với tuyển chọn công nhân sản xuất yêu cầu chủ yếu là có trình độ từ PTHT trở lên, có sức khoẻ tốt, ưu tiên người có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cơ khí.

Qua thực trạng trên ta thấy rằng công tác phân tích công việc của Công ty vẫn chưa được cụ thể chi tiết nhất là đối với công nhân trực tiếp sản xuất. Điều này dẫn tới một số công nhân chưa thực sự hiểu rõ nhiệm vụ của mình và công việc mình phải làm dẫn đến động lực thúc đẩy họ làm việc giảm sút một cách đáng kể, họ sẽ cảm thấy chán nản….Đây cũng là một kết quả chưa thật tốt trong công tác tạo động lực lao động của Công ty, trong thời gian tới Công ty cần chú trọng hơn nữa công tác tạo động lực cho người lao động.

II.1.3. Về việc đánh giá thực hiện công việc của Công ty:

- Đối với lao động gián tiếp: Việc đánh giá thực hiện công việc của lao động gián tiếp của Công ty chỉ thông qua tiến độ hoàn thành công việc theo thời hạn được giao, xong chưa thực sự chính xác và công bằng.

- Đối với lao động sản xuất trực tiếp: Công ty đã thiết kế các bảng biểu ghi chép và thống kê cho từng tổ, từng xưởng sản xuất. Các xưởng sẽ thống kê lại số lượng sản phẩm theo công đoạn sản xuất của từng tổ. Số lượng sản phẩm sản xuất ra hàng ngày sẽ đánh giá được năng suất lao động từ đó mới xác định được cách tính thưởng cho từng tổ, từng xưởng sản xuất.

Để thấy rõ hơn sự hợp lý của Công ty trong quá trình đánh giá thực hiện công việc ta tiến hành phỏng vấn 150 công nhân sản xuất trực tiếp thông qua phiếu điều tra sự hài lòng của người lao động ( kèm theo phụ lục I )

Theo kết quả từ việc phỏng vấn trực tiếp công nhân sản xuất: có 70% số người được phỏng vấn họ cảm thấy rất hài lòng; 20% họ cảm thấy chưa hài lòng và 10% họ không đồng ý với cách đánh giá của công ty bởi họ mong muốn công ty thay đổi cách đánh giá như hiện nay của Công ty. Đây cũng có thể coi là một thuận lợi trong công tác tạo động lực của Công ty song chưa thực sự triệt để.

II.2. Tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành công việc:

II.2.1. Điều kiện làm việc:

Điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến động lực làm việc của người lao động, nó là nguyên nhân trực tiếp tác động đến bản thân họ. Nếu điều kiện lao động tốt thì người lao động sẽ yên tâm làm việc và cống hiến hết khả năng của mình để hoàn thành tốt công việc. Khi nghiên cứu điều kiện lao động ta phải xem xét các nhóm yếu tố sau:

- Nhóm yếu tố phương tiện làm việc: Đó là các yếu tố liên quan đến máy móc, dụng cụ làm việc của người lao động. Hiện nay ở Công ty các máy móc thiết bị thường xuyên được chăm sóc, bảo dưỡng và hoạt động khá tốt. Người lao động rất yên tâm làm việc, không có tình trạng lo lắng không có việc do máy móc bị hỏng đột xuất. Hệ thống sản xuất của công ty làm việc liên tục và hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra. Đó là yếu tố thuận lợi tạo cho người lao động yên tâm làm việc và kích thích tinh thần làm việc cao của người lao động.

- Nhóm yếu tố vệ sinh phòng bệnh: Đó là các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, tốc độ gió, ánh sáng, bụi, hơi khí độc ở nơi làm việc của người lao động. Các yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến người lao động qua các cơ quan hô hấp, thính giác, thị giác của họ và là nguyên nhân gây ra các bệnh nghề nghiệp của người lao động.

Về nhiệt độ không khí: Theo tiêu chuẩn cho phép TC-3733/2002/QĐ-BYT thì nhiệt độ của Xưởng sản xuất dây, sản xuất ép nhựa của Công ty đạt tiêu chuẩn.

Về độ ẩm, ánh sáng, bụi, tiếng ồn và tốc độ gió đều đạt tiêu chuẩn: Độ ẩm trong môi trường làm việc của Công ty đạt 70,3 % <80%, ánh sáng ( Lux ) >100, bụi và tiếng ồn trong môi trường đạt tiêu chuẩn.

Như vậy, môi trường lao động của Công nhân trong Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông khi sản xuất đảm bảo vệ sinh lao động về các mặt vi khí hậu.

Vệ sinh môi trường ngoại cảnh sạch sẽ gọn. Khu vực in nồng độ Xylen trong môi trường thấp nhưng là chất độc trong danh mục các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh lao động tại thông thư số 05/1999-BYT ngày 27/3/1999 của Bộ Y tế.

Có thể thấy rằng các yếu tố độc hại của Công ty đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Điều này tạo ra sự yên tâm làm việc cho người lao động, từ đó tạo động lực rất lớn cho

- Nhóm yếu tố thẩm mỹ lao động: Đó là những yếu tố về mầu sắc, quần áo bảo hộ lao động, mầu sắc của nhà xưởng, mầu sắc của dụng cụ, âm thanh….Theo quy định chung thì quần áo bảo hộ của Công ty là mầu ghi xám pha lẫn mầu xanh nước biển, đây là những mầu hài hoà mang tính chất công nghiệp nhưng rất năng động và dễ chịu. Nó làm cho con người thoải mái tăng tính kiên nhẫn làm dịu đi sự căng thẳng của thần kinh, hạ huyết áp và nhịp thở.

Mầu sắc tường có mầu vàng nhạt đây là mầu sắc có tác dụng tạo vui tươi sảng khoái, kích thích tập trung cao. Các dụng cụ nếu khó tìm thì công ty sử dụng mầu đỏ, vàng để tìm kiếm.

Âm nhạc thì lúc đầu làm việc nên mạnh mẽ hào hứng còn trước lúc nghỉ thì nhẹ nhàng êm ái.

Hiện nay mầu sắc bảo hộ của người lao động của Công ty rất chuyên nghiệp và không gian làm việc được bố trí rất khoa học tạo cảm giác tốt cho người lao động, tạo cho họ cảm giác thư giãn thoải mái sau thời gian làm việc mệt mỏi. Công ty chưa sử dụng âm nhạc để kích thích hưng phấn cho người lao động.

- Nhóm yếu tố tâm lý xã hội- Bầu không khí tâm lý.

Nhìn chung Công ty có một bầu tâm lý khá cởi mở và thân thiện. Mọi cán bộ công nhân viên của Công ty đều rất hoà đồng và thân thiện. Luôn bắt gặp những lời chào hỏi, những tiếng cười vui vẻ trong các tổ, nhóm sản xuất và trong các phòng ban.

Khi nghiên cứu các nhóm yếu tố thuộc điều kiện lao động của Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông, ta thấy rằng việc quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong quá trình làm việc của Công ty đã có tác động rất lớn tới động lực làm việc của người lao động. Họ luôn cảm thấy yên tâm khi được làm việc trong môi trường trong sạch, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp và các loại bệnh khác. Đây cũng là một trong những điểm mạnh của Công ty khi hoạt động sản xuất kinh doanh bởi lẽ, người lao động không chỉ yên tâm về thu nhập mà ngay cả điều kiện làm việc của họ cũng được quan tâm một cách chính đáng. Điều này tạo động lực rất lớn cho người lao động làm việc hết mình trong quá trình sản xuất, đến Công ty họ có cảm giác được hoà đồng, hợp tác giống như gia đình thứ hai của họ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II.2.2. Chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý:

Thời gian làm việc và nghỉ ngơi phải đảm bảo sao cho hợp lý và có thời gian để người lao động phục hồi sức khoẻ sau khoảng thời gian làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Tại Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông quy định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi như sau:

Thời gian làm việc theo giờ hành chính: Từ 7h30 phút sáng đến 12h và từ 13h00 đến 17h30 phút chiều. Thời gian nghỉ giữa ca là 01 giờ.

Thời gian làm việc theo ca: Ca I từ 6h00 đến 14h30 phút nghỉ giữa ca 01 giờ; Ca II từ 14h30 đến 22h30 phút nghỉ giữa ca 01 giờ.

* Nhận xét: Nhìn chung việc sắp xếp thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi của Công ty là tương đối hợp lý, điều này cũng góp phần thúc đẩy động lực lao động trong mỗi người lao động.

II.2.3. Các vấn đề về bảo hộ lao động:

Hoạt động trong lĩnh vực cơ khí vì vậy trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty luôn quan tâm đến vấn đề bảo hộ lao động. Hàng năm tiền chi cho việc may trang phục, bảo hộ lao động luôn được coi là chi phí hợp lý của Công ty.

II.2.4. Phân công và hiệp tác lao động.

Phân công và hiệp tác trong lao động là để bố trí và sử dụng nguồn nhân lực theo đúng ngành nghề được đào tạo. Bố trí lao động đúng ngành nghề được đào tạo nhằm phát huy được hết khả năng và năng lực của người lao động trong công việc. Nếu không bố trí lao động đúng ngành nghề đào tạo sẽ vấp phải rất nhiều bất cập, không phát huy được hết khả năng của người lao động, lãng phí chất xám. Mặt khác, công ty lại mất thêm một khoản chi phí để đào tạo lại cán bộ công nhân viên. Đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng trong việc tạo động lực cho người lao động.

II.2.5. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc:

Do đặc điểm mặt bằng rộng rãi nên máy móc thiết bị của Công ty được bố trí rất khoa học và mang tính thẩm mỹ cao. Dây truyền máy móc được bố trí thuận tiện cho các bước chuyển giao công việc. Người lao động không phải mất thời gian lãng phí trong việc thực hiện công việc.

Đối với khối văn phòng thì Công ty bố trí không gian thoáng mát, các phòng ban bộ phận được liên kết chặt chẽ với nhau trong công việc, điều này cũng làm cho không khí làm việc được chuyên nghiệp hơn và tiết kiệm tối đa thời gian lãng phí.

Bên cạnh đó thì việc phục vụ nơi làm việc của Công ty cũng được trú trọng. Đội ngũ văn phòng có không gian riêng phục vụ cho việc tiếp khách và cá nhân khi có nhu cầu như: khu uống cà fê giữa giờ, nghe nhạc nhẹ giúp giảm sự căng thẳng trong công

Một phần của tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện các biện pháp tạo động lực trong lao động tại công ty cổ phần phích nước Rạng Đông (Trang 34 - 39)