Theo nguyên tắc kế toán, các khoản chi phí phát sinh liên quan tới thiệt hại trong công tác sản xuất xây lắp là những chi phí bất thường nên không được tính vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Do các khoản chi phí này chỉ được coi là chi phí thời kì nên tùy thuộc vào nguyên nhân phát sinh mà công ty giải quyết như sau:
82
Sơ đồ 3.1: Hạch toán công tác đánh giá thiệt hại trong quá trình sản xuất
TK 1381
TK131 Giá trị phế liệu thu hồi
Giá trị cá nhân bồi thường
Thiệt hại trừ vào dự phòng đồng ý bồi thường Giá trị chủ đầu tư sản xuất phải chi ra
Chi phí thiệt hại trong
TK415 TK811 1 TK334,1388 8 TK111,112 152,153 TK111,112 152,214,334 khách quan
KẾT LUẬN
Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những khâu then chốt trong hoạt động kế toán của doanh nghiệp. Hạch toán đúng, đủ chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp phản ánh chân thực các hao phí phục vụ cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm từ đó đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh doanh thông qua chỉ tiêu lợi nhuận. Chi phí sản xuất chiếm một vị trí khá lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Áp dụng các biện pháp nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, giảm giá thành luôn là mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp. Mục tiêu của đề tài nhằm hoàn thiện hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng 24-ICIC đã đạt được những kết quả sau:
- Một là, khái quát một cách có hệ thống cơ sở lý luận về hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất xây lắp. - Hai là, bài khóa luận đã đi sâu vào phân tích thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng 24-ICIC. Từ đó tìm ra những ưu điểm cũng như tồn tại cần khắc phục trong công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
- Ba là, trên cơ sở khái quát và phân tích những hạn chế cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng 24-ICIC, bài viết đã đưa ra những yêu cầu và định hướng hoàn thiện dựa trên tình hình nền kinh tế thị trường và các điều kiện cơ bản về phía nhà nước.
Trong quá trình hoàn thiện bài khóa luận này, do nhiều điều kiện hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót, tồn tại. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo để giúp cho bài viết của em hoàn thiện hơn.
Hà nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014 Sinh viên thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:
1. Bộ Tài chính (2006), Hệ thống tài khoản kế toán, NXB Lao động xã hội.
2. Nguyễn Văn Công (1997), Kế toán doanh nghiệp trong kinh tế thị trường, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Thống kê.
3. TS. Bùi Văn Dương (2005), Kế toán tài chính áp dụng trong các doanh nghiệp, NXB Tài chính.
4. Phạm Thị Gái (1997), Phân tích hoạt động kinh doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Giáo dục.
5. PGS.TS. Vương Đình Huệ, TS Đoàn Xuân Tiên (2002), Kế toán quản trị, NXB Tài Chính.
6. Đặng Thị Loan (1992), Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Giáo dục.
7. PGS.TS. Đặng Thị Loan (2004), Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp.
8. TS. Võ Văn Nhị (2008), Hướng dẫn thực hành Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.
9. PGS. TS Nguyễn Minh Phương (2006), Giáo trình kế toán quản trị, Đại học Kinh tế Quốc dân, NXB Lao động - Xã hội.
10. Ths Huỳnh Lợi, Ths. Huỳnh Khắc Tâm (2002), Kế toán chi phí, NXB Thống kê. 11. PGS. TS. Đào Văn Tài, TS. Võ Văn Nhị, Trần Anh Hoa (2004), Kế toán quản trị áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam, NXB Tài Chính.