Trước khi tính giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, doanh nghiệp cần tiến hành kiểm kê mức độ hoàn thành công trình dựa trên những quy ước của từng giai đoạn thi công để xác định công tác xây lắp dở dang.
Có thể thấy rằng việc kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang đóng vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng tới tính chính xác của công việc đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành. Hơn nữa, đặc điểm sản phẩm xây dựng có kết cấu phức tạp nên việc xác định mức độ hoàn thành rất khó khăn, chính vì vậy đòi hỏi việc kết hợp chặt chẽ giữa kế toán với bộ phận kĩ thuật và bộ phận tổ chức lao động.
Trong sản xuất xây lắp, sản phẩm dở dang sẽ được xác định dựa vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư.
- Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ khi khởi công đến cuối kì.
TK154 TK627
TK152,153
TK214
và K/C chi phí SXC theo lương cho toàn đội
TK352
bảo hành công trình
TK133 Chi phí dịch vụ mua ngoài
Thuế GTGT
Lương, các khoản trích Cuối kì tính, phân bổ
Trích lập dự phòng TK142,242 TK334,338 TK111,112,141,331 phục vụ quản lý đội Chi phí NVL, CCDC
dùng cho quản lý đội Chi phí KH TSCĐ phục vụ quản lý đội Phân bổ CCDC dài hạn TK632 phần vượt trên định mức Phân bổ CP SXC
16
- Nếu hai bên quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kĩ thuật hợp lý (là điểm mà tại đó có thể xác định được giá dự toán) thì giá trị sản phẩm dở dang là giá trị khối lượng xây lắp cuối kì nhưng chưa đạt tới điểm dừng kĩ thuật hợp lý và được tính giá theo chi phí thực tế phát sinh trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của từng công trình, hạng mục công trình cho các giai đoạn, khối lượng công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo tỉ lệ với giá dự toán.
Doanh nghiệp xây lắp thường áp dụng một trong những phương pháp sau đây để đánh giá sản phẩm dở dang: