Sinh trưởng của tế bào

Một phần của tài liệu nghiên cứu cải thiện khả năng tích lũy solasodine của tế bào cà gai leo (Trang 35 - 36)

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 NUÔI CẤY TẾ BÀO

3.2.1.1.Sinh trưởng của tế bào

Tế bào cà gai leo 3 tuần tuổi được ni cấy trên mơi trường có bổ sung MeJA với các nồng độ khác nhau 50-300 µM vào thời điểm ban đầu của quá trình nuôi cấy. Sinh khối được thu sau 4 tuần nuôi cấy để quan sát ảnh hưởng của MeJA lên khả năng sinh trưởng của tế bào. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 cho thấy tế bào cà gai leo sinh trưởng chậm khi bổ sung MeJA với các nồng độ khác nhau. Khi bổ sung MeJA từ 50 đến 300 µM vào mơi trường ni cấy sinh khối tế bào thu được thấp hơn so với đối chứng, thấp nhất chỉ đạt 1,01 g khối

lượng tươi (0,29 g khối lượng khơ) ở 300 µM, giảm đến 80% so với đối chứng. Như vậy, sinh khối tế bào tỷ lệ nghịch với nồng độ MeJA được bổ sung vào môi trường nuôi cấy.

Kết quả nghiên cứu của Cheryl và cs (2009) về ảnh hưởng của MeJA và SA lên sự tạo thành gossypol, 6-methoxygossypol và 6,6’-dimethoxygossypol trong nuôi cấy rễ tơ G. barbadense cho thấy MeJA cũng có tác dụng ức chế quá trình sinh trưởng của tế bào [23].

Bảng 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ MeJA lên sinh trưởng của tế bào

Nồng độ (µM)

Khối lượng tế bào (g)

Tươi Khô 50 3,38ab 0,35b 100 3,57ab 0,34bc 150 2,96abc 0,36b 200 2,41bc 0,34bc 250 2,29bc 0,35b 300 1,01c 0,29d ĐC 4,98a 0,45a

Chú thích: - Các chữ cái khác nhau trên cùng 1 cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa thống kê của các trung bình mẫu ở p < 0,05 (Duncan's test). ĐC: tế bào nuôi cấy khơng bổ sung kích kháng. Chú thích này dùng cho tất cả các bảng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu cải thiện khả năng tích lũy solasodine của tế bào cà gai leo (Trang 35 - 36)