Cây cà gai leo đã được Viện Dược liệu chứng minh có tác dụng kháng viêm, bảo vệ gan, hạn chế sự tạo thành xơ của các tổ chức và thuốc “Haina” bào chế từ cà gai leo đã được thử nghiệm trên lâm sàng (tại Bệnh viện 103) có kết quả tốt đối với bệnh nhân viêm gan B mạn thể hoạt động [4].
Năm 2000, Nguyễn Bích Thu và cs đã nghiên cứu tác dụng của cà gai leo trên collagenase là một enzyme có tác dụng đặc hiệu trên collagen. Trong các trường hợp bệnh lý như xơ gan, xơ phổi… có sự tăng tích tụ collagen ở các tổ chức này. Quá trình thối hóa tổ chức collagen có sự tham gia của collagenase. Bình thường collagenase ở dạng khơng hoạt động. Khi có các tác nhân tác động như corticosteroid, bỏng, viêm loét… hoạt động của collagenase mới thể hiện rõ [14].
Hình 2.1. Cấu trúc hóa học của solasodine
Nguyễn Bích Thu và cs (2001) đã áp dụng kỹ thuật ELISA để khảo sát mối tương tác giữa protein sinh ung thư (oncoprotein-E6, E6AP và E7) với sản phẩm gen ức chế ung thư p53 và Rb đã giúp phát hiện dịch chiết từ cà gai leo có tác dụng chống ung thư do virus như ung thư cổ tử cung, ung thư gan gây bởi các virus HPV, HBV…[15].
Nguyễn Hoàng Lộc và cs (2005) đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng lên khả năng tái sinh in vitro cây cà gai leo [10].
Nguyễn Hữu Thuần Anh và cs (2008) đã nghiên cứu khả năng tích lũy glycoalkaloid tồn phần trong callus của cây cà gai leo (Solanum hainanense Hance). Kết quả cho thấy glycoalkaloid tồn phần tích lũy trong callus của cà gai leo đạt cực đại sau 10 tuần nuôi cấy (37,73 mg/mL) trên mơi trường cơ bản MS có bổ sung 0,5 mg/L 2,4-D và 1,0 mg/L BAP [1].
Loc và Thanh (2011) đã nghiên cứu khả năng tích lũy glycoalkaloid tồn phần trong tế bào cà gai leo trong nuôi cấy tế bào huyền phù. Kết quả cho thấy hàm lượng glycoalkaloid tồn phần tích lũy cao nhất trong tế bào sau 4 tuần nuôi cấy trong môi trường và điều kiện tối ưu gấp 5,9 lần so với rễ cây 1 năm tuổi ngoài tự nhiên [34].