Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm” ppt (Trang 49 - 52)

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Về đối thủ cạnh tranh

Sau khi Chính phủ cho phép nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng vào năm 2007. Cho vay trả góp mua ô tô được các ngân hàng đánh giá là một dịch vụ rất giàu tiềm năng và còn phát triển mạnh trong tương lai. Số lượng các NHTM triển khai nghiệp vụ này ngày càng nhiều. Đặc biệt là cuộc chạy đua cạnh tranh thu hút khách hàng vào cuối năm gần Tết Mậu Tý.

Không chỉ những ngân hàng cổ phần Việt Nam lâu nay mặn mà với dịch vụ tín dụng và cho vay tiêu dùng cá nhân như ACB,, Eximbank, DAB... mà các nhà băng ngoại quốc tên tuổi như HSBC, ANZ, UOB, SC... hay các công ty tài chính mới ra đời như PRUFC, SGVF cũng nhảy vào giành giật khách hàng. Nhiều ngân hàng đã lập ra một phòng, ban riêng để lo dịch vụ này và chào mời tới từng khách hàng. PRUFC hoạt động chưa đầy nửa tháng nhưng các nhân viên cũng đã gọi điện tới từng khách hàng từng mua bảo hiểm của hãng này để mời vay vốn. Không ít ngân hàng còn cử nhân viên đến tận nhà để làm thủ tục cho khách và có hẳn những chính sách ưu đãi cho khách đã từng sử dụng dịch vụ của mình như ACB, HSBC, PRUFC... Giờ đây thì cho vay mua xe ô tô trả góp đều được các ngân hàng nới rộng cho mọi đối tượng. Không chỉ những doanh nhân nhỏ, tiểu thương, nhân viên công ty nước ngoài... mà hầu như bất cứ đối tượng nào có hợp đồng làm việc từ 1 năm trở lên với mức lương 2-3 triệu đồng/tháng đều lọt vào tầm ngắm của các ngân hàng. Sự cạnh tranh gay gắt này tạo ra một thách thức không nhỏ đối với các NHTM trong nước. Vì vậy thị phần cho vay trả góp mua ô tô của VPBank

Hoàn Kiếm cũng bị chia sẻ.

Thứ hai, Về môi trường pháp lý

Một yếu tố khách quan khác có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay trả góp mua ô tô nói riêng là môi trường pháp lý. Trong những năm gần đây, mặc dù hệ thống pháp luật về ngành ngân hàng cũng đã có sự thay đổi, nhưng vẫn còn chưa đồng bộ với những chuẩn mực quốc tế, các văn bản pháp luật đôi khi còn mâu thuẫn với nhau. Điều này gây khó khăn cho các NHTM do sự thiếu minh bạch của thông tin, hệ thống pháp lý, các quy chế tài chính, hợp đồng tín dụng và các hợp đồng kinh tế khác.

Thứ ba, Môi trường kinh tế - xã hội Việt Nam chưa thực sự ổn định

Bên cạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong quá trình hội nhập. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam năm 2005 và 2006 ở mức cao và vẫn trong tầm kiểm soát nhưng năm 2007 tỷ lệ này đã lên mức rất cao. Theo số liệu của tổng cục thống kê thì tỷ lệ lạm phát của năm 2006 là 7.7 %, trong khi đó con số này đã lên tới 12.6% vào năm 2007 tăng 63.64% so với năm 2006. Dự báo năm 2008, con số này có thể tăng hơn năm 2007. Do đó, nếu chính phủ áp dụng các biện pháp thắt chặt tiền tệ, điều này sẽ gây khó khăn cho công tác tín dụng tại ngân hàng, làm giảm doanh số cho vay mua ô tô trả góp.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Sự hạn chế về quy mô vốn

VPBank Hoàn Kiếm là chi nhánh cấp 2 trực thuộc chi nhánh cấp 1 VPBank Ngô Quyền. Do đó, quy mô vốn của ngân hàng còn thấp,ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Thứ hai, Do thay đổi trụ sở i

Ngày 8/10/2007, VPBank Hoàn Kiếm đã chính thức khai trương trụ sở mới tại địa chỉ số 3 Hai Bà Trưng, Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà

Nội trực thuộc chi nhánh VPBank Ngô Quyền. Việc thay đổi trụ sở mới này làm giảm một số ít khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Vì khách hàng đã quen ở địa điểm cũ. Mặt khác, tâm lý khách hàng đều muốn vay vốn tại ngân hàng có địa điểm gần mình nhất để thuận lợi đi lại và giao dịch trả nợ.

Thứ ba, Chính sách marketing còn chưa hiệu quả

Nhu cầu vay vốn mua ô tô của khách hàng hiện nay là rất lớn, nhưng số lượng khách hàng đến vay vốn tại VPBank Hoàn Kiếm vẫn chưa nhiều. Do VPBank vẫn chưa có được một tên gọi riêng cho hoạt động cho vay trả góp mua ô tô. Đây là một hạn chế có ảnh hưởng không nhỏ đến việc mở rộng hoạt động cho vay trả góp mua ô tô của chi nhánh.

Thứ tư, Việc áp dụng công nghệ mới còn nhiều bất cập

Nhằm cải tiến các dịch vụ trực tuyến cũng như chất lượng dịch vụ, ngày 24/04/2006 VPBank đã ký hợp đồng mua phần mềm hệ thống ngân hàng lõi Core Banking (T24) của hãng Temenos của Thụy Sỹ. T24 là một giải pháp mang tính tùy biến cao, sẽ cho phép VPBank nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, kịp thời cải tiến các quy trình hiện có để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Năm 2007, VPBank Hoàn Kiếm đã ứng dụng phần mềm T24 thay thế hoàn toàn công nghệ B2K trước đây. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ mới với những nhân viên mới chưa có kinh nghiệm bước đầu còn hạn chế. Việc bảo mật, quản lý, lưu trữ hồ sơ và các thông tin khách hàng nhiều khi gặp khó khăn do lỗi không đăng nhập được vào hệ thống. Hiệu quả sử dụng máy tính còn chưa cao, chương trình mới được triển khai đôi lúc gặp trục trặc. Mặt khác, cơ sở vật chất tại chi nhánh còn chưa đầy đủ, gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc xử lý công việc.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm” ppt (Trang 49 - 52)