0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Sự cần thiết tăng cường cho vay trả góp mua ôtô

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: “HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM” PPT (Trang 52 -54 )

Có thể nói, 2007 là một năm phát triển đối với hoạt động cho vay trả góp mua ô tô của ngành ngân hàng nói chung và VPBank Hoàn Kiếm nói riêng. Nguyên nhân là do sự kiện ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu một bước phát triển mới cho nền kinh tế đất nước. Cùng với lộ trình cắt giảm thuế đối với nhiều loại hàng hoá, thuế suất thuế nhập khẩu ô tô cũng giảm đáng kể. Trong đó, giảm nhiều nhất là thuế suất thuế nhập khẩu xe ô tô con có dung tích xi lanh từ 2.500cc trở lên loại 2 cầu từ 90% giảm xuống còn 47%, giảm ít nhất là phụ tùng ô tô từ 24,3 % xuống còn 20,5%.

Hơn nữa, năm 2006 cũng là năm mở cửa đối với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Đó là việc Nghị định 12 của Chính phủ về cơ chế quản lý và điều hành hoạt động xuất nhập khẩu cho giai đoạn sau 2005 chính thức có hiệu lực. Nghị định này đã loại ô tô đã qua sử dụng ra khỏi danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu và cho phép nhập khẩu vào Việt Nam các loại xe cũ không quá 5 năm sau khi xuất xưởng.

Tiếp đó là cam kết “sau ngày 1/1/2009, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ được phép thành lập ở Việt Nam để phân phối ô tô nhập khẩu”. Như vậy, từ năm 2009 trở đi sự tham gia của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài sẽ làm tăng tính cạnh tranh của thị trường ô tô trong nước làm giá ô tô giảm , đẩy mạnh xu hướng tiêu dùng ô tô của người dân trong tương lai.

Vì vậy, giai đoạn năm 2006 - 2007, được xem là một giai đoạn phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Doanh số ô tô nhập khẩu không ngừng tăng lên, đạt mức kỷ lục năm 2007 là 28.000 chiếc, gấp hơn hai lần so với năm

2006. Điều này cho thấy xu hướng mua ô tô của người dân ngày càng tăng. Nguyên nhân là do đời sống của người dân ngày càng nâng cao. Tỷ trọng người có thu nhập cao trên tổng dân cư ngày càng nhiều. Mặt khác, hoạt động cho vay mua ô tô của các ngân hàng ngày càng mở rộng. Đặc biệt là cho vay trả góp mua ô tô. Người dân chỉ cần có 40 – 50% giá trị của chiếc xe, phần còn lại ngân hàng sẽ hỗ trợ cho vay với những thủ tục nhanh gọn và thuận lợi. Khách hàng lại có thể trả nợ dần thành nhiều kỳ trong suốt thời gian vay. Do đó, tổng doanh số cho vay trả góp mua ô tô của các ngân hàng thương mại không ngừng tăng lên, nhất là năm 2007.

Tuy nhiên, nhằm hạn chế lạm phát có xu hướng ngày càng tăng, tháng 03/2008 NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt buộc các ngân hàng thương mại phải mua tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị lên tới 23.000 tỷ đồng, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Hầu hết, các ngân hàng này đều thiếu vốn, buộc phải cạnh tranh, đua nhau tăng lãi suất huy động, đẩy lãi suất cho vay cũng tăng theo. Trước tình hình đó, khách hàng vay vốn mua ô tô cũng giảm đáng kể. Doanh số cho vay trả góp mua ô tô tháng 3 giảm hẳn so với hai tháng trước đó. Một phần do các ngân hàng không đủ vốn cho vay các hợp đồng mua ô tô mới, thậm chí một số ngân hàng còn phải dừng cả việc giải ngân cho các hợp đồng đã ký trước đó. Phần khác, vì lãi suất cho vay mua ô tô quá cao, khách hàng phải cân nhắc về chi phí của việc vay vốn đó. Thêm nữa, ngày 11/03/2008, Bộ tài chính lại đưa ra quyết định tăng thuế nhập khẩu ô tô từ 60% lên 70% làm xu hướng mua ô tô của người dân có phần giảm đi do lo ngại về số tiền thuế phải nộp tăng lên trong khi giá xăng dầu không hề giảm và ngày mộttăng.

Trước tình hình đó, em thấy các NHTM nói chung và VPBank Hoàn Kiếm nói riêng cần thiết phải tăng cường hoạt động cho vay trả góp mua ô tô. Để hoạt động này ngày càng phát triển và đem lại nhiều lợi nhuận lớn cho

ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển và thu nhập của người dân ngày càng cao.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: “HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM” PPT (Trang 52 -54 )

×