0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay trả góp mua ôtô tạ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: “HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM” PPT (Trang 30 -40 )

sống của cán bộ, nhân viên ngân hàng không ngừng được cải thiện. Tổng thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ nhân viên tăng từ 3 triệu đồng/tháng năm 2005 lên 3,4 triệu đồng/tháng năm 2006 và lên 4 triệu đồng/tháng năm 2007. Đây là một dấu hiệu rất tốt cho sự phát triển của chi nhánh, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm và sự cống hiến của cán bộ, nhân viên đối với ngân hàng, giúp VPBank Hoàn Kiếm ngày càng tăng trưởng, phát triển hơn.

2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI VPBANK HOÀN KIẾM HOÀN KIẾM HOÀN KIẾM

2.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại VPBank Hoàn Kiếm. Hoàn Kiếm. Hoàn Kiếm.

Cơ sở pháp lý đầu tiên là Luật các TCTD số 07/1997/QHX và luật số 20/2004/QHXI về sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các TCTD áp dụng cho tất cả các hoạt động của NHTM. Luật này được ban hành nhằmđảm bảo cho hoạt động của các TCTD được an toàn, lành mạnh và hiệu quả.

Cơ sở tiếp theo là Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay của các TCTD; Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN và Quyết định

783/2005/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay. Những Quyết định này là cơ sở cho hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay trả góp mua ô tô nói riêng của NHTM.

Tiếp theo đó, VPBank đã ban hành “Quy chế cho vay đối với khách hàng” theo Quyết định 467/2002/QĐ-HĐQT ngày 06/06/2002 và Quyết định số 144/2005/QĐ-HĐQT ngày 21/03/2005 về sửa đổi, bổ sung một số điều trong “Quy chế cho vay của khách hàng”. Hai Quyết định này đã cụ thể hoá các điều khoản trong Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN vào hoạt động thực tế tại VPBank. Đồng thời, ngày 13/05/2002 Hội đồng quản trị đã ban hành “Quy trình nghiệp vụ tín dụng” theo Quyết định số 427-2002/HĐQT để hướng dẫn chi tiết những nghiệp vụ mà các nhân viên tín dụng phải thực hiện khi cho vay đối với khách hàng.

Thêm nữa ngày 13/02/2002, Hội đồng quản trị đã ban hành Quyết định số 471-2002/QĐ-HĐQT về “thể lệ cho vay mua ô tô”. Thể lệ này đã quy định một số vần đề cụ thể hoạt động cho vay trả góp mua ô tô như: thời hạn cho vay, lãi suất áp dụng… Sau đó Hội đồng quản trị lại ban hành Quyết định số 207-2005/QĐ-HĐQT về “thể lệ cho vay mua ô tô” thay thế cho Quyết định số 471-2002/QĐ-HĐQT; Quyết định 2183/2006/QĐ-TGĐ của Tổng giám đốc VPBank về “thể lệ cho vay có bảo đảm bằng ô tô đã qua sử dụng” ngày 22/09/2006 và Quyết định số 2330/2006/QĐ-TGĐ về sửa đổi một số điều của “thể lệ cho vay có bảo đảm bằng ô tô đã qua sử dụng” ngày 18/10/2006. Với quyết định này, VPBank cho phép khách hàng có thể dùng chính chiếc xe đã qua sử dụng hình thành từ vốn vay làm TSBĐ cho khoản vay của mình.

Gần đây nhất là ngày 17/10/2007, Tổng giám đốc VPBank đã ban hành Quyết định số 3536/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân” và Quyết định số 3537/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho vay mua ô tô đối với khách hàng doanh nghiệp”. Hai quyết định này đã nêu rõ điều

kiện cho vay, mức cho vay, lãi suất vay và thời hạn cho vay cụ thể... hướng dẫn cán bộ tín dụng cho vay phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

2.2.2. Một số quy định về cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm Hoàn Kiếm

Theo Quyết định số 3536/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân” và Quyết định số 3537/2007/QĐ-TGĐ về “thể lệ cho vay mua ô tô đối với khách hàng doanh nghiệp” ban hành ngày 17/10/2007, ta có thể khái quát hoạt động cho vay trả góp mua ô tô tại chi nhánh VPBank Hoàn Kiếm bao gồm những nội dung sau:

2.2.2.1. Đối tượng cho vay

Thể lệ này áp dụng đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn mua ô tô để cho thuê, kinh doanh du lịch, vận tải hành khách…hoặc làm phương tiện đi lại cho cơ quan hay cá nhân.

2.2.2.1. Điều kiện cho vay

Điều kiện đối với cá nhân

- Có hộ khẩu thường trú hoặc KT3 tại địa bàn có đơn vị của VPBank. - Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Có tài sản đảm bảo tiền vay hoặc được bên thứ ba bảo đảm bằng tài sản. - Đối với sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh: Có khả năng tài chính và có phương án kinh doanh xe ô tô định mua khả thi; Đăng ký kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách, cho thuê xe tự lái…( nếu có ).

- Đối với sản phẩm ô tô cá nhân thành đạt: Có khả năng tài chính và có thu nhập thường xuyên đủ để trả gốc và lãi hàng tháng.

Điều kiện đối với tổ chức, doanh nghiệp

- Pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự.

- Có giấy phép kinh doanh (Giấy đăng ký kinh doanh) theo quy định của pháp luật.

đúng thời hạn cam kết trong hợp đồng tín dụng.

- Đối với sản phẩm ô tô doanh nghiệp kinh doanh: Có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải hành khách); Có phương án kinh doanh chiếc xe định mua khả thi.

Điều kiện đối với chiếc xe định mua

Chiếc xe định mua phải có nguồn gốc hợp pháp; đủ tiêu chuẩn lưu thông theo quy định của pháp luật; thời gian được phép lưu thông còn lại theo quy định của pháp luật phải từ 7 năm trở lên.

Điều kiện đối với tài sản đảm bảo là xe ô tô dự định mua đã qua sử dụng

- Xe có nguồn gốc từ Trung Quốc do Trung Quốc sản xuất hoặc xe lắp ráp tại Việt Nam bằng phụ tùng do Trung Quốc sản xuất phải đáp ứng các điều kiện:

+ Đối với xe chở người dưới 9 chỗ ngồi thì phải có thời gian sử dụng chưa quá 3 năm tính từ ngày xuất xưởng đến ngày thế chấp

+ Đối với chở người từ 9 chỗ ngồi trở lên hoặc xe tải thì phải có thời gian sử dụng chưa quá 5 năm.

+ Chất lượng còn lại của xe theo đánh giá của VPBank hoặc cơ sở chuyên môn kỹ thuật không dưới 70%.

- Xe không có nguồn gốc của Trung quốc

+ Đối với xe chở người dưới 9 chỗ ngồi thì phải có thời gian sử dụng chưa quá 5 năm tính từ ngày xuất xưởng đến ngày thế chấp

+ Đối với chở người từ 9 chỗ ngồi trở lên hoặc xe tải thì phải có thời gian sử dụng chưa quá 10 năm

+ Chất lượng còn lại của xe theo đánh giá của VPBank hoặc cơ sở chuyên môn kỹ thuật không dưới 70%.

2.2.2.2. Mức cho vay

 Trường hợp đảm bảo bằng chiếc xe hình thành từ vốn vay

BẢNG 2.5: MỨC CHO VAY TRONG TRƯỜNG HỢPĐẢM BẢO BẰNG CHIẾC XE HÌNH THÀNH TỪ VỐN VAY TẠI VPBANK HOÀN KIẾM Sản phẩm Mức cho vay theo giá trị xe Xe có nguồn gốc từ Trung Quốc Xe không có nguồn gốc Trung Quốc Xe mới Xe đã qua sử dụng Xe mới Xe đã qua sử dụng Sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh 55% 45% 65% 55% Sản phẩm ô tô cá nhân thành đạt 65% 55% 75% 65% Sản phẩm ô tô doanh

nghiệp kinh doanh 60% 50% 70% 60%

Sản phẩm ô tô doanh

nghiệp thành đạt 70% 60% 80% 70%

Nguồn: Thể lệ cho vay mua ô tô tại VPBank

 Trường hợp đảm bảo bằng tài sản hợp pháp khác: Mức cho vay tối đa 100% giá trị xe. Tỷ lệ tiền vay tối đa đối với từng loại tài sản đảm bảo thực hiện theo quy định của VPBank.

2.2.2.3. Thời hạn cho vay và lãi suất cho vay

 Thời hạn cho vay:

- Sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp kinh doanh tối đa không qua 48 tháng.

- Sản phẩm ô tô cá nhân và doanh nghiệp thành đạt tối đa không quá 60 tháng.

- Trường hợp tài sản thế chấp là xe có giá trị dưới 500 triệu đồng hoặc xe mới có nguồn gốc từ Trung Quốc tối đa không quá 48 tháng.

- Trường hợp tài sản thế chấp là xe đã qua sử dụng có nguồn gốc Trung Quốc tối đa không quá 36 tháng.

 Lãi suất vay: áp dụng theo Biểu lãi suất cho vay do Tổng giám đốc VPBank quy định trong từng thời kỳ.

2.2.2.4. Hồ sơ vay vốn

 Đối với khách hàng cá nhân gồm:

- Bản sao CMT, Hộ khẩu của khách hàng và của vợ hoặc chồng khách hàng; Bản sao CMT, Hộ khẩu của bên cầm cố và của vợ hoặc chồng bên cầm cố (nếu có)

- Bản sao Giấy đăng ký kết hôn hoặc bản sao giấy chứng nhận độc thân của khách hàng.

- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ theo mẫu của VPBank - Bản sao hợp đồng mua bán, hồ sơ về chiếc xe mua, bản chính chứng từ nộp tiền.

- Giấy tờ chứng minh hợp pháp cho tài sản đảm cho khoản vay

- Đối với sản phẩm ô tô cá nhân kinh doanh cần có: Phương án kinh doanh chiếc xe ô tô định mua

- Đối với sản phẩm ô tô cá nhân thành đạt cần có: Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính và nguồn trả nợ

- Các giấy tờ cần thiết khác

 Đối với khách hàng doanh nghiệp gồm:

- Giấy chứng nhận ĐKKD, Quyết định thành lập doanh nghiệp; Điều lệ hoạt động của công ty; Giấy đăng ký mã số thuế; Mã số xuất nhập khẩu (nếu có)

- Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng; Bản sao chứng minh nhân dân giám đốc và kế toán trưởng

- Biên bản họp sáng lập viên, HĐQT quyết định việc vay vốn

- Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo ngay tình hình tài chính đến ngày vay vốn, báo cáo chi tiết các khoản phải thu, phải trả…

- Giấy đề nghị vay vốn; Bản sao hợp đồng mua bán, hố sơ về chiếc xe mua; bản chính chứng từ nộp tiền.

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản đảm bảo - Riêng đối với sản phẩm ô tô doanh nghiệp kinh doanh cần có: Giấy phép kinh doanh vận tải hành khác; phương án kinh doanh chiếc xe ô tô định mua.

- Các giấy tờ liên quan khác

2.2.2.5. Bảo hiểm tài sản mua bằng vốn vay

 Tài sản bảo đảm là chính chiếc xe dự định mua, khách hàng phải mua bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới với giá trị bảo hiểm tối thiểu bằng 100% giá trị xe do VPBank định giá, chuyển quyền thụ hưởng cho VPBank; mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba.

 Khách hàng mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong thời gian tối thiểu 12 tháng. Trước khi hết bảo hiểm 1 tháng, khách hàng mua bảo hiểm vật chất xe cơ giới cho 12 tháng tiếp theo với mức bảo hiểm tối thiểu bằng tỷ lệ tài sản bảo đảm trên số tiền cho vay ban đầu nhân với dư nợ tại thời điểm mua bảo hiểm.

 Khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới cho toàn bộ thời gian vay trước khi giải ngân.

2.2.2.6. Quy trình cho vay trả góp mua ô tô tại VPBank Hoàn Kiếm

Quy trình cho vay trả góp mua ô tô thực hiện theo thẩm định và cho vay giống như các khoản vay thông thường khác tại VPBank. Bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn

Gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp; Trao đổi với khách hàng, nắm thông tin cơ bản của khách hàng. Trong thời gian ngắn nhất lấy đựợc nhiều thông tin của khách hàng nhất về : lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh; tư cách pháp lý, tổ chức, hoạt động; tình hình hoạt động kinh doanh thời gian qua (thuận lợi, khó khăn); nội dung phương án kinh doanh; trình độ học vấn, nghề nghiệp chính, quá trình công tác, quan hệ gia đình….;nhu cầu cần vay (tiền, thời hạn, lãi suất….); dự kiến phương án bảo đảm tín dụng…

Sau đó, thông báo cho khách hàng thông tin về lãi suất, điều kiện vay, sản phẩm tín dụng,m thông tin khác.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Kiểm tra hồ sơ về số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp. Sau đó đối chiếu với bản gốc. Hồ sơ hợp lệ là phải đảm bảo như sau:

+ Cơ quan nào phát hành bản chính thì cơ quan đó có quyền phát hành bản sao

+ Bản sao phải do phòng công chứng nhà nước công chứng

+ Phòng tư pháp của ủy ban nhân dân cấp quận có thể công chứng 1 số giấy tờ

+ Để tránh rủi ro nhân viên tín dụng nên có 1 bước so sánh bản sao với bản chính

Tiếp nhận hồ sơ, lập 2 giấy biên nhận: 1 bản cho khách hàng, 1 bản nhân viên tín dụng giữ. Tiếp đó, bàn giao hồ sơ định giá tài sản bảo đảm cho phòng thẩm định tài sản để thẩm định (khi KH cung cấp đủ hồ sơ)

Bước 3: Thẩm định khách hàng

Hỏi CIC ngay sau khi nhận hồ sơ; Thẩm định tư cách pháp lý, năng lực hành vi dân sự của khách hàng cá nhân; Thẩm đinh tư cách pháp nhân và người đại diện hợp pháp của pháp nhân có đủ năng lực hành vi và tư cách

pháp nhân, lịch sử hình thành phát triển, cũng như uy tín của doanh nghiệp…. Kiểm tra thực lực tài chính, hợp lệ hồ sơ tài chính; bảng Kê khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng, sổ thu chi tiền mặt, sổ phụ tài khoản….)

Sau đó, đến tận nơi tìm hiểu thực trạng khách hàng; Đánh giá hoạt động giao dịch của khách hàng.

Thẩm định về dự án đầu tư/ phương án sản xuất kinh doanh: Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh/dự án đầu tư; khả năng tài chính của khách hàng phục vụ phương án, dự án đầu tư.

Thẩm định về tài sản đảm bảo: Lập giấy đề nghị đánh giá tài sản kèm bộ hồ sơ TSĐB, có chữ ký trưởng phòng; đánh giá tình pháp lý của hồ sơ tài sản và phân loại tài sản; đánh giá quyền sở hữu, hiện trạng, giá trị và tính chuyển nhượng của TSBĐ (tranh chấp, đảm bảo cho nghĩa vụ khác, trong diện quy hoạch, giải tỏa, thời hạn sử dụng…..); nhận các giấy tờ bổ sung liên quan đến TSBĐ thì chuyển cho nhân viên TĐTS.

Bước 4: Tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng, hội đồng tín dụng

Lập tờ trình thẩm định khách hàng, ghi rõ ngày nhận hồ sơ lần đầu và ngày nhận đủ hồ sơ, có chữ ký trưởng phòng

Lập báo cáo thẩm định tài sản, có chữ ký trưởng phòng

Nhận lại báo cáo thẩm định, biên bản định giá từ nhân viên TĐTS, tạp hợp bộ hồ sơ trình ban tín dụng, hội đồng tín dụng (2-5 ngày từ khi nhận TSBĐ)

BTD/HĐTD duyệt hồ sơ thì báo cáo ngay trưởng phòng nội dung chỉ đạo, sửa đổi, thông báo cho khách hàng

Bước 5: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng

Ngay khi nhận nghị quyết, lập giấy đề nghị hoàn thiện hồ sơ TSĐB; bản sao nghị quyết; 4 bản chính biên bản định giá TSĐB; bản sao giấy chứng nhận sở hữu tài sản, các giấy tờ bổ sung khác theo yêu cầu của nhân viên

TĐTS.

Đối với cá nhân: 1 bản sao CMND,hộ khẩu của chủ sở hữu tài sản, đăng ký kết hôn nếu vợ chồng khác hộ khẩu

Đối với doanh nghiệp: biên bản họp, quyết định bổ nhiệm giám đốc nếu khác đăng ký kinh doanh

Tiếp đó làm Hợp đồng đảm bảo tiền vay; liên hệ khách hàng để đến ngân hàng hoặc cơ quan công chứng ký hồ sơ TSBĐ

Nhập kho TSBĐ, trưởng phòng ký

Trình lãnh đạo phòng, ban (tổng) giám đốc ký duyệt hồ sơ tín dụng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: “HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRẢ GÓP MUA Ô TÔ TẠI CHI NHÁNH VPBANK HOÀN KIẾM” PPT (Trang 30 -40 )

×