Hƣớng dẫn HS đề xuất thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu hay phƣơng án tìm câu trả

Một phần của tài liệu Tài liệu về phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học sinh học ở trường trung học (Trang 60 - 62)

- Khi yêu cầu HS phát biểu, nêu ý kiến (ý tƣởng), GV cần chú ý về mặt thời gian, hƣớng dẫn HS cách trả lời thẳng vào câu hỏi, không kéo dài, trả lời vòng vo mà cần trả lời gắn gọn đủ ý. Làm nhƣ vậy sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian của tiết học, đồng thời sẽ giúp HS rèn luyện đƣợc suy nghĩ, ý tƣởng của mình về mặt ngôn ngữ.

- Ý kiến của HS càng khác biệt, có ý kiến sai lệch so với kiến thức đúng thì tiết học càng sôi nổi và GV cũng dễ điều khiển tiết học hơn. Những ý kiến gần nhau về về ý tƣởng rất khó để HS nhận biết sự khác biệt.

- Khi yêu cầu HS khác nhận xét ý kiến của HS trƣớc, GV nên yêu cầu HS nhận xét theo hƣớng "đồng ý và có bổ sung" hay "không đồng ý và có ý kiến khác" chứ không nhận xét "ý kiến bạn này đúng, bạn kia sai".

- GV cần tóm tắt ý tƣởng của HS khi viết ghi chú lên bảng, không nên viết theo câu đầy đủ mà nên viết theo các từ chính tƣơng tự với yêu cầu của câu hỏi đặt ra để tránh mất thời gian và cũng để HS dễ nhận biết cốt lõi của ý tƣởng đó.

8. Hƣớng dẫn HS đề xuất thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu hay phƣơng án tìm câu trả lời trả lời

Bƣớc đề xuất thí nghiệm nghiên cứu hay các giải pháp tìm câu trả lời của HS cũng là một bƣớc khá phức tạp, đòi hỏi GV phải có kỹ năng sƣ phạm để điều khiển tiết

học, tránh để HS đi quá xa yêu cầu nội dung của bài học. Tùy từng trƣờng hợp cụ thể mà GV có phƣơng pháp phù hợp, tuy nhiên cần chú ý mấy điểm sau:

- Đối với ý kiến hay vấn đề đặt ra đơn giản, ít phƣơng án hay thí nghiệm chứng minh thì GV có thể cho HS trả lời trực tiếp phƣơng án mà HS đề xuất. Ví dụ: Để tìm hiểu cấu tạo bên trong của hạt đậu, GV dự kiến HS có thể yêu cầu mở hạt đậu ra để quan sát hoặc đề xuất xem tranh vẽ khoa học về cấu tạo bên trong của hạt đậu để trả lời cho câu hỏi về cấu tạo của hạt đậu.

- Đối với các kiến thức phức tạp, thí nghiệm cần thực hiện để kiểm chứng, HS khó đề xuất đầy đủ và chuẩn xác, GV có thể chuẩn bị một loạt các vật dụng liên quan đến việc làm thí nghiệm (nhƣng không dùng để làm thí nghiệm) sau đó yêu cầu các nhóm lên lấy các đồ dùng cần thiết để làm thí nghiệm chứng minh. Nhƣ vậy HS sẽ phải suy nghĩ để tìm những vật liệu hợp lý cho ý tuởng thí nghiệm của mình. Với phƣơng pháp này, GV có thể định hƣớng đƣợc HS làm thí nghiệm không quá xa với thí nghiệm cần làm đồng thời cũng dễ dàng chuẩn bị vật liệu thí nghiệm cho tiết học. Chú ý khi đƣa các vật liệu làm thí nghiệm phải ghi chú rõ tên các vật dụng hoặc giới thiệu nhanh cho HS biết các vật dụng trong hộp đựng dụng cụ thí nghiệm. Nên để một số vật dụng có công dụng gần giống nhau để HS có thể thiết kế các thí nghiệm với nhiều kiểu thí nghiệm khác nhau cùng chức năng. Ví dụ: Có thể đƣa ra ống nghiệm và một chai nhựa không nắp, hai vật dụng này đều có thể dùng để đựng chất lỏng. Nhƣ vậy có nhóm sẽ chọn ống nghiệm nhƣng có nhóm sẽ chọn chai nhựa để đựng chất lỏng.

- Phƣơng án tìm câu trả lời hay thí nghiệm kiểm chứng đều xuất phát từ những sự khác biệt của các ý tƣởng ban đầu (quan niệm ban đầu) của HS, vì vậy GV nên xoáy sâu vào các điểm khác biệt gây tranh cãi đó để giúp HS tự đặt câu hỏi thắc mắc và thôi thúc HS đề xuất các phƣơng án để tìm ra câu trả lời.

- Một số phƣơng án tìm câu trả lời có thể không phải làm thí nghiệm mà tìm câu trả lời bằng cách nghiên cứu các tài liệu nhƣ sách giáo khoa, tờ rơi thông tin khoa học do GV cung cấp hoặc quan sát trên vật thật, trên mô hình, tranh vẽ khoa học hay các tài liệu khoa học khác.

- Đối với HS tiểu học, GV nên giúp các em suy nghĩ đơn giản với các vật liệu thí nghiệm thân thiện, quen thuộc, hạn chế dùng những thí nghiệm phức tạp hay dùng những vật dụng thí nghiệm quá xa lạ đối với HS.

- Khi HS đề xuất phƣơng án tìm câu trả lời, GV không nên nhận xét phƣơng án đó đúng hay sai mà chỉ nên hỏi ý kiến các HS khác nhận xét, phân tích. Nếu các HS khác không trả lời đƣợc thì GV gợi ý những mâu thuẫn mà phƣơng án đó không đƣa ra câu trả lời đƣợc nhằm gợi ý để HS tự rút ra nhận xét và loại bỏ phƣơng án. GV cũng có thể ghi chú trên bảng một lƣợt các ý kiến khác nhau rồi yêu cầu cả lớp cho ý kiến nhận xét. Ví dụ để tìm hiểu hình dạng của xƣơng cánh tay, HS A cho rằng nên mổ cánh tay ra để quan sát, HS B nói có thể dùng mô hình bộ xƣơng ngƣời để quan sát hình dạng xƣơng cánh tay, HS C trả lời rằng có thể dùng phim chụp X - quang cánh tay để xem hình dạng xƣơng cánh tay… GV gợi ý cho cả lớp việc mổ cánh tay ra để quan sát có thể thực hiện đƣợc không? Nếu chỉ để xem hình dạng xƣơng cánh tay mà phải mổ cánh tay ra thì có nên không?... Từ những gợi ý đó HS sẽ tự nhận thấy phƣơng án mình đƣa ra không hợp lý bằng các phƣơng án khác.

- GV cũng nên chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống HS không nêu đƣợc phƣơng án tìm câu trả lời hoặc các phƣơng án đƣa ra quá ít, nghèo nàn về ý tƣởng (đối với những trƣờng hợp có nhiều phƣơng án tìm câu trả lời). Với trƣờng hợp này GV chuẩn bị sẵn một số phƣơng án để đƣa ra cho HS thảo luận và lựa chọn. Giả sử một lớp học mà HS

quá nhút nhát, thụ động, nghèo ý tƣởng, hoặc không đƣa ra đƣợc phƣơng án nào để tìm câu trả lời thì GV có thể giải quyết tình huống này bằng cách đƣa ra 2 hoặc 3 phƣơng án khác nhau cho HS nhận xét. Gợi ý, dẫn dắt bằng các câu hỏi nhỏ để HS tìm đƣợc phƣơng án tối ƣu.

Một phần của tài liệu Tài liệu về phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học sinh học ở trường trung học (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)