Mục tiêu chính của bài nghiên cứu là dùng phân tích hồi quy để nghiên cứu mối quan hệ giữa quản tri bốn luân chuyển và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Để tránh vấn đề phương sai thay đổi, tất cả 8 mô hình hồi quy sử dụng phương pháp Pooled OLS được sử dụng bởi Raheman và Nasr (2007) [27], Gill et al., (2010) [13] và Ebrahim Mansoori và cộng sự (2012) [23] với dữ liệu chéo là các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau và mô hình Fixed Effect model. Trong hồi quy Pooled OLS, hệ số chặn (intercept) thông thường được tính cho tất cả các biến và phân bổ theo tỷ trọng. Các mô hình nghiên cứu này được thực hiên bằng cách lần lượt đưa vào các biến là thành phần của chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, và sử dụng hai biến điều khiển khác nhau liên quan đến quy mô doanh nghiệp và tăng trưởng GDP. Áp dụng phương pháp hồi quy Pooled OLS với mẫu quan sát là 146 công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn năm năm từ năm 2007 đến năm 2012. Tất cả các dữ liệu được nhóm nghiên cứu lấy từ nguồn www.cophieu68.com, riêng đối với tốc đô tăng trưởng GDP được lấy từ nguồn www.data.worldbank.org. Ngoài ra để
`
tăng tính chặt cho kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã thực hiện hồi quy theo dữ liệu bảng thưc hiện theo hai cách thức hồi quy là Fixed Effect Model và Random Effect Model. Tuy nhiên để xem xét phương pháp nào thực hiện hồi quy sẽ đưa ra kết quả tốt nhất, nhóm nghiên cứu thực hiện kiểm định Hausman test (Phụ lục 3) và kết quả kiểm định cho thấy thực hiện theo Fixed Effect Model sẽ đem lại kết quả tốt hơn khi so với Random Effect Model. Fixed Effect Model cho rằng hệ số độ dốc (các hệ số trước các biến độc lập) không khác nhau giữa các công ty và là hằng số, nhưng hệ số chặn thay đổi theo thời gian hoặc thay đổi giữa các doanh nghiệp. Do đó, các sự thay đổi hệ số chặn của các công ty thể hiện các tác động của biến giải thích không quan sát được (Hsiao, 2003).
`
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC