Kết quả mô hình và thảo luận

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÁC ĐỘNG VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 33 - 35)

Tổng hợp kết quả mô hình hồi quy theo cả hai phương pháp Pooled OLS và Fixed Effect Model được trình bày tại Phụ lục 4. Trong đó, kết quả mô hình 1 thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa chu kỳ chuyển đổi tiền và tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp (ROA) theo Pooled OLS với mức ý nghĩa là 1% nhưng mối quan hệ lại không có ý nghĩa thống kê theo phương pháp hồi quy Fixed Effect Model. Kết quả này nói lên rằng nhà quản trị có thể làm tăng khả năng sinh lợi doanh nghiệp lên 0.02% (theo hồi quy Pooled OLS) bằng cách rút ngắn một ngày độ dài chu kỳ chuyển đổi tiền. Hệ số hồi quy trong mô hình 2 thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa số ngày thu tiền bình quân và ROA. Theo bảng kết quả trong cả hai phương pháp các hệ số này đều âm và có ý nghĩa mạnh ( hệ số là -0.0002 mức ý nghĩa 1% đối với Pooled OLS và -0.0001 mức ý nghỉa là 5% đối với Fixed Effect Model). Như

`

hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả tương quan âm giữa chu kỳ chuyển đổi tiền và số ngày phải thu bình quân với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Kamath (1989) [18] khi tìm được bằng chứng chứng minh rằng có mối liên kết ngược chiều giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và hiệu quả hoạt động. Kết quả này ngụ ý rằng công ty có thể tăng khả năng sinh lợi của công ty bằng cách giảm chu kỳ chuyển đổi tiền. Trong mô hình 3, nhóm nghiên cứu tìm thấy được sự tương quan âm với độ tin cậy mạnh 99% giữa số ngày tồn kho bình quân và khả năng lợi của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy rằng khi kéo dài chu kỳ tồn kho bình quân một ngày thì tỳ suất sinh lợi của doanh nghiệp sẽ giảm 0.02% theo hồi quy Pooled OLS. Kết quả này hoàn toàn trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Muhammad Safdar Sial và cộng sự (2012) [22] thực hiện trên mẫu quan sát là 100 công ty niêm yết trong lĩnh vực sản xuất của Pakistan trên thị trường chứng khoán Karachi trong giai đoạn từ năm 1999-2008.với phương hồi quy Pooled OLS và Fixed Effect Model, nhóm tác giả đã tìm thấy được mối quan hệ âm mạnh mẽ giữa số ngày tồn kho bình quân và tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa số ngày phải trả bình quân khoản phải trả. Mặc dù các hệ số trước biến này đều thể hiện mối tương quan âm, tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê. Tất cả bốn mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là ROA theo hai phương pháp hồi quy đều tán thành rằng quản trị công ty có thể gia tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp bằng cách giảm độ dài thời gian của Kỳ khoản phải thu bình quân, Kỳ tồn kho bình quân. Ngoài ra, các hệ số trước các biến kiểm soát GDP, SIZE, GROWTH đều tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp với mức ý nghĩa thống kê mạnh. Tỷ suất sinh lợi của công ty (ROA) cũng sẽ gia tăng với tốc độ tăng trưởng của GDP, tốc độ tăng trưởng doanh thu và quy mô của doanh nghiệp. Kết quả này trùng khớp với nghiên cứu của Ebahim Mansoori và cộng sự (2012) [23] khi nghiên cứu tác động của quản trị vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp Singapore. Bài nghiên cứu cho thấy rằng tồn tại mối quan hệ đồng biến, có ý nghĩa mạnh giữa tốc độ tăng GDP, quy mô và tăng trưởng của công ty với ROA của doanh nghiệp.

Hơn thế nữa, nhóm nghiên cứu cũng tìm ra được có mối quan hệ nghịch biến có ý nghĩa thống kê lớn giữa tỷ số khả năng thanh toán hiện hành, tỷ số đòn bẫy lại có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Điều đó cho thấy việc sử dụng nợ quá nhiều sẽ gây bất lợi cho doanh nghiệp. Kết quả này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Raheman, A., and M. Nasr (2007) [27] kiểm định dựa trên mẫu là 94 công ty Pakistan trong giai đoạn 1999-2004.

`

Tiếp đến, nhóm nghiên cứu sẽ xem xét tác động của vốn luân chuyển đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp với đại lương đo lường cho khả năng này là tỷ suất lợi nhuận gộp (GOP). Tương tự trong trường hợp biến phụ thuộc là ROA, các mô hình 5,6,7 và 8 khi thực hiện theo hai phương pháp hồi quy cho kết quả cũng tương tự như phân tích bên trên. Hầu hết các biến đại diện cho vốn luân chuyển đều có tác động tiêu cực tỷ suất lợi nhuận gộp. Đầu tiên là chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, khi xem mô hình 5 theo hai phương pháp nhóm nghiên cứu nhận thấy có sự tương quan âm mạnh mẽ giữa biến này cà tỷ suất lợi nhuận gộp, hệ số khi áp dụng theo hai phương pháp đều là -0.00003 với mức ý nghĩa là 1%. Điều này cho thấy khi chu kỳ chuyển đổi tiền giảm 1 ngày thì sẽ góp phần làm tăng tỷ suất lợi nhuận gộp lên - 0.003%. Tương tự, số kỳ khoản phải thu bình quân và số kỳ tồn kho bình quân có tác động tiêu cực và có độ tin cậy rất cao. Hệ số số ngày khoản phải thu bình quân tương ứng theo hai phương pháp là -0.0006 và -0.0002 và hệ số của số ngày tồn kho bình quân lần lượt là - 0.0004 và -0.00004. Từ đó, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng dù thay đổi đại lượng đo lường khả năng sinh lợi của doanh nghiệp nhưng các biến thành phần của vốn luân chuyển vẫn mang tác động tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Kết quả nhóm nghiên cứu tìm thấy trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Deloof (2003) [7] khi tiến hành nghiên cứu trên 1009 công ty phi tài chính lớn của Đức trong giai đoạn 1992-1996. Deloof đưa ra kết luận rằng có mối tương quan âm đáng kể giữa tỷ suất lợi nhuận gộp (GOP) và số ngày phải thu, thời gian tồn kho với ngày phải trả bình quân của các công ty Đức và các nhà quản trị có thể tạo thêm giá trị cho các cổ đông bằng cách cắt giảm số ngày phải thu và hàng tồn kho đến một mức tối thiểu hợp lý .

Ngoài ra, bảng kết quả mô hình còn cho thấy rằng chưa có đủ chứng cứ để chứng minh mối tương quan nghịch giữa số ngày bình quân khoản phải trả và tỷ suất lợi nhuận gộp. Mặc dù hệ số của hai biến trên mang dấu âm nhưng lại không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này không theo kết quả nghiên cứu trên thế giới như nghiên cứu của Nobanee, Abdullatif và AL hajjar (2011) [15] khi tiến hành nghiên cứu trên 2123 công ty trên thị trường chứng khoán Nhật Bản trong giai đoạn 1990-2004 đã đưa ra nhận xét các nhà quản trị nên cẩn trọng với việc kéo dài khoản phải trả bởi lẽ đây có thể là nguyên nhân làm giảm uy tín tín dụng của công ty và là kết quả làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp trong dài hạn. Bên cạnh đó, tất cả những biến kiểm soát của mô hình như khả năng thanh toán hiên hành, tỷ số đòn bẫy, tốc độ tăng trưởng GDP, quy mô của doanh nghiệp lại hoàn toàn không có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÁC ĐỘNG VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 33 - 35)