Kỳ vọng biến của mô hình

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÁC ĐỘNG VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 28 - 30)

ROA và GOP được kỳ vọng tương quan nghịch với CCC. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt càng

cao thì lượng tiền mặt của doanh nghiệp càng khan hiếm cho hoạt động sản xuất kinh doanh và cho các hoạt động khác như đầu tư, qua đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chu kỳ này được tính từ khi chi trả cho các nguyên liệu thô tới khi nhận được tiền mặt trong bán hàng. Quá trình sản xuất càng dài, lượng tiền mặt mà doanh nghiệp phải thuê thêm để đầu tư càng lớn. Tương tự, thời gian khách hàng thanh toán các hóa đơn càng lâu, thì giá trị của các hóa đơn càng giảm. Hay nói cách khác, tài khoản có thể thu hồi về được làm giảm vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu con số này nhỏ sẽ được coi là khả năng quản lý vốn lưu động tốt. Ngược lại, con số này lớn có thể được giải thích là: doanh nghiệp phải thuê thêm vốn trong khi vẫn phải chờ khách hàng trả nợ tiền hàng cho mình. Kỳ vọng này dựa trên rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm như nghiên cứu, điển hình như nghiên cứu của Iluta và cộng sự thực hiện trên mẫu quan sát 168 công ty ở Latvian trong bài “ The realtionship between Working Capital management and Profitability: a Latvian case”. Bài nghiên cứu tìm thấy mối tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê mạnh giữa chu kỳ chuyển đổi tiền mặt và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp tại Latvian và nhà quản trị có thể tạo ra giá tri tăng thêm cho cổ đông bằng cách giảm chu kỳ chuyển đổi tiền mặt đến một mức độ tối thiểu.

ROA và GOP được dự kiến là tương quan nghịch với số ngày thu tiền bình quân (RCP).

Số ngày các thu tiền càng nhỏ chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao. Điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao lượng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu số ngày thu tiền càng thấp, lúc này doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân

`

hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này. Kỳ vọng này dưa trên nghiên cứu của

Mathuva (2009) [21] kiểm tra ảnh hưởng của các thành phần quản lý vốn luân chuyển trên lợi nhuận doanh nghiệp bằng cách sử dụng một mẫu 30 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Nairobi (NSE) trong thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2008. Tác giả đã sử dụng của mối tương quan Pearson và Spearman, phương pháp bình phương bé nhất (OLS), và hồi quy mô hình để tiến hành phân tích dữ liệu.

Ngoài ra, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp (ROA và GOP) được kỳ vọng tương quan âm

với ICP (Số ngày tồn kho bình quân). Hệ số kỳ tồn kho bình quân càng cao, cho thấy doanh

nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn ếu có số ngày tồn kho càng cao. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của Mathuva (2009) kiểm tra ảnh hưởng của các thành phần quản lý vốn luân chuyển trên lợi nhuận doanh nghiệp bằng cách sử dụng một mẫu 30 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Nairobi (NSE) trong thời kỳ từ năm 1993 đến năm 2008.

ROA và GOP được nhóm nghiên cứu kỳ vọng tương quan có thể âm với số ngày phải trả bình quân. Theo nghiên cứu Mathuva (2009) tìm đươc dựa trên mẫu nghiên cứu là 30

công ty Nariobi trong giai đoạn từ năm 1993-2008, nghiên cứu tìm thấy được quan hệ nghịch biến giữa số ngày phải trả bình quân và lợi nhuận của doanh nghiệp, càng nhanh chóng trả nợ cho nhà cung cấp thì càng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều này cũng trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Muhammad Safdar Sial và Aqsa Chaudhry (2009) [22] trong bài nghiên cứu “Relationship Betwwen Working Capital Management and Firm Profitability Manufacturing Sector of Paskistan” với mẫu quan sát là 100 doanh nghiệp sản xuất đươc niêm yết trên sàn K.S.E trong giai đoạn 1999-2008, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ nghịch biến giữa số ngày phải trả bình quân và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

ROA và GOP được kỳ vọng tương quan nghịch với khả năng thanh toán hiện hành (CR) và tỷ số nợ (DR) mà công ty sử dụng. Tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số nợ càng cao thì

ROA và GOP càng giảm và ngược lại. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Raheman, A., and M. Nasr (2007) [27] kiểm định dựa trên 94 công ty của Pakistan trong giai đoạn 1999- 2004 trong bài nghiên cứu “Working Capital Management and Profitability – Case of Pakistani Firms”. Nghiên cứu tìm thấy rằng có mối tương quan nghịch có giữa tính thanh khoản, đòn cân nợ với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Về tốc độ tăng trưởng của GDP và tốc độ tăng trưởng doanh thu, hai biến này được dự đoán là có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của doanh nghiêp vì nền kinh tế tăng trưởng,

`

nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra, quy mô của doanh nghiệp cũng được nhóm nghiên

cứu kỳ vọng là đồng biến với khả năng sinh lợi ROA, GOP của doanh nghiệp. Cơ sở kỳ

vọng dựa trên kết quả nghiên cứu Relationship Betwwen Working Capital Management and Profitability: a Latvian Case” của Iluta Arbidane và cộng sự [4] được thực hiện vào năm 2012.

Bảng 3.3 – Kỳ vọng tương quan của các biến trong mô hình

Biến phụ thuộc: ROA Biến phụ thuộc: GOP

CCC - CCC - RCP - RCP - ICP - ICP - PDP - PDP - CR - CR - DR - DR - GROWTH + GROWTH + GDP + GDP + SIZE + SIZE +

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÁC ĐỘNG VỐN LUÂN CHUYỂN ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)