Phòng trừ côn trùng gây hại:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN HẠT LƯƠNG THỰC (Trang 45 - 48)

III. Những hiện tượng hư hại xảy ra trong bảo quản hạt:

4.3. Phòng trừ côn trùng gây hại:

4.3.1. Phòng ngừa và thực hiện các biện pháp trừ diệt thông thường:

Đây là công việc tiến hành thường xuyên, từ khi nhập kho và trong suốt quá trình bảo quản nhằm kiềm chế sự phát triển và làm giảm mật độ sâu mọt hại trong khối hạt.

Phòng ngừa:

Lựa chọn sản phẩm đưa vào bảo quản: Đây là một yêu cầu quan trọng vừa đề phòng sâu hại và đảm bảo phẩm chất của sản phẩm, ngăn chặn ngay từ đầu hậu quả xấu do sâu hại gây ra. Đại mạch đưa vào bảo quản phải đảm bảo tiêu chuẩn về phẩm chất và đạt tiêu chuẩn an toàn quy định.

Nếu đại mạch có giá trị thương phẩm khác nhau phải thực hiện chế độ ba cách ly và ba để riêng:

Ba cách ly bao gồm:

 Cách ly đại mạch bị nhiễm hại

 Cách ly đại mạch bị nấm mốc

 Cách ly đại mạch bị biến chất, hư hỏng Ba để riêng:

 Để riêng sản phẩm có tính chất và mùi vị khác nhau

 Để riêng sản phẩm cần tiêu thụ trước với sản phẩm bảo quản lâu dài. Đại mạch nhập kho không có sâu mọt sống.

Kiểm tra, phát hiện kịp thời tình hình sâu hại.

Vệ sinh kho sạch sẽ trước khi đưa đại mạch vào bảo quản. Dụng cụ bảo quản, phương tiện vận chuyển, cơ sở chế biến sạch sẽ, vệ sinh xung quanh nhà kho.

Trong cùng một nhà kho hay một dãy kho hạn chế để đan xen các ngăn, lô cũ và mới; nếu có thì giữa các ngăn kho phải có vách ngăn đảm bảo hạn chế tối đa sự lây nhiễm của sâu mọt.

Không để bao bì, dụng cụ chứa, đựng đại mạch cùng với các ngăn hoặc lô có chứa. Bằng nhiều biện pháp, khống chế độ ẩm khối hạt, giữ cho độ ẩm khối hạt luôn nằm trong giới hạn an toàn, nhằm hạn chế hoạt động sinh lý của sâu mọt.

Phun thuốc phòng trùng: căn cứ khả năng điều kiện phát sinh, phát triển của sâu mọt, đơn vị có kế hoạch phun thuốc phòng trùng thích hợp để vừa ngăn ngừa, hạn chế sâu mọt gây hại đồng thời hạn chế tình trạng côn trùng nhờn thuốc.

Tiêu diệt:

 Biện pháp vật lý- cơ học

 Biện pháp sinh học

 Biện pháp hóa học.

Trừ diệt thông thường

Căn cứ kết quả kiểm tra tình hình sâu mọt hại, khi mật độ quần thể các loài sâu mọt hại chủ yếu vượt qua mức an toàn tiến hành việc trừ diệt theo cách thức phù hợp trên cơ sở các biện pháp trừ diệt thông thường hiện nay.

Biện pháp cơ học:

Sử dụng các loại sàng tay, sàng cải tiến và các hình thức khác để tách sâu mọt và trừ diệt, làm giảm mật độ sâu mọt có trong đại mạch.

Dùng bẫy ánh sáng thu hút côn trùng vào các chậu có pha sẵn thuốc bảo vệ thực vật. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc đơn thuần từ thực vật (thảo mộc), các chế phẩm vi sinh,…

4.3.2. Biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hoá chất:

Gọi là biện pháp diệt trùng hoá học (bao gồm thuốc tiếp xúc và thuốc xông hơi). Chỉ áp dụng khi mật độ côn trùng ở mức cao.

Khuyến khích các đơn vị áp dụng các biện pháp trừ diệt thông thường thay cho biện pháp hoá học mà vẫn đảm bảo hiệu quả trừ diệt. Biện pháp trừ diệt thông thường có thể tiến hành theo từng quí (3 tháng 1 lần).

4.3.3. Nguyên tắc khi tiến hành các biện pháp trừ diệt côn trùng:

Áp dụng biện pháp trừ diệt nào, loại thuốc bảo vệ thực vật nào cần căn cứ tình hình phát triển của sâu mọt (thành phần loài, tốc độ phát triển), điều kiện, khả năng thực tế của đơn vị và đảm bảo các yêu cầu: hiệu quả kinh tế, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho con người, sinh vật có ích, hạn chế ô nhiễm môi trường và giữ gìn cân bằng sinh thái. Chỉ được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục quy định của Nhà nước ở mục khử trùng kho và theo đúng với nội dung đã được khuyến cáo, ưu tiên sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc, chế phẩm sinh học và thuốc hóa học ít độc hại.

5. Hiện tượng tự bốc nóng: 5.1. Bản chất của hiện tượng:

Trong quá trình bảo quản, các vật thể sống trong khối hạt (chủ yếu là hạt, VSV, sâu mọt) gặp điều kiện thuận lợi sẽ hô hấp rất mạnh tạo ra một lượng nhiệt lớn. Do hạt có tính dẫn nhiệt kém nên nhiệt tích tụ lại trong khối hạt làm cho nhiệt độ của đống hạt tăng cao. Quá trình đó gọi là quá trình tự bốc nóng của khối hạt.

Như vậy, cơ sở sinh lí của quá trình này là sự hô hấp của tất cả các cấu tử sống có trong khối hạt . Còn cơ sở vật lí là sự dẫn nhiệt kém của khối hạt.

Mặt khác, sự tự phân loại và truyền ẩm do chênh lệch nhiệt độ cũng đưa đến hiện tượng tự bốc nóng.

Tuy nhiên, không phải bất kì một sự tăng nhiệt độ nào đều coi như bắt đầu phát triển quá trình tự bốc nóng. Ví dụ: vào mùa hè nhiệt đô môi trường xung quanh sẽ làm cho kho bị đốt nóng và khối hạt trong kho cũng từ từ bị đốt nóng lên v.v.

Để đánh giá chính xác bản chất của một sự tăng nhiệt độ nhỏ nhất ta cần phải thận trọng và theo dõi có hệ thống nhiệt độ của các vùng khác nhau trong khối hạt và cần theo giỏi kỉ

nhiệt độ của môi trường xung quanh (nhiệt độ của không khí trong kho, nhiệt độ của không khí bên ngoài kho và ánh sáng mặt trờiv.v.).

Hiện tượng tự bốc nóng của khối hạt là một trong những hiện tượng nguy hại nhất, làm giảm chất lượng và số lượng hạt khi bảo quản.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN HẠT LƯƠNG THỰC (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w