IV. Chế độ và phương pháp bảo quản hạt:
7.3. Bảo quản hạt ở trạng thái thiếu không khí:
7.3.1. Cở sở của chế độ bảo quản:
Nó dựa trên nhu cầu về oxi của các cấu tử sống có trong khối hạt:
- Thiếu oxi cường độ hô hấp của hạt giảm →hạt chuyển sang dạng hô hấp yếm khí và giảm dần hoạt động sống.
- Vi sinh vật có trong khối hạt phần lớn thuộc loại ưa khí. Do đó khi không có oxi ta có thể coi như hoạt động sống của vi sinh vật bị đình chỉ.
- Thiếu oxi loại bỏ được khả năng phát triển của sâu bọ.
Nhiều thực nghiệm và thực tế sản xuất đã chứng minh rằng khi giữ khối hạt có độ ẩm nhỏ hơn độ ẩm tới hạn trong điều kiện môi trường thiếu không khí thì chất lượng của hạt bảo quản rất tốt. Còn nếu độ ẩm của hạt lớn hơn hay bằng độ ẩm tới hạn và môi trường thiếu không khí thì vẫn cho ta kết quả tốt tuy nhiên chất lượng hạt bị giảm so với ở trên (mất độ sáng, có mùi axit và mùi rượu, chỉ số axit chất béo tăng).
Đối với hạt làm giống không nên bảo quản theo phương pháp này vì phụ thuộc vào độ ẩm của hạt và thời gian bảo quản độ nảy mầm của hạt sẽ bị giảm hoặc mất hoàn toàn.
7.3.2. Phương pháp tạo môi trường thiếu oxi:
Có 3 phương pháp:
- Tích lũy CO2 và mất O2 do sự hô hấp của tất cả các cơ thể sống có trong hạt: phương pháp này rẻ tiền và dễ thực hiện. Nhưng nó có nhược điểm là để được yếm khí hoàn toàn khối hạt thì đoi hỏi phải qua một thời gian để các phần tử sống (hạt, vi sinh vật, côn trùng...) sử dụng hết O2 và tích lũy CO2 trong kho. Qua thời gian đó chất lượng của hạt sẽ bị giảm, nhất là đối với các khối hạt ẩm.
Để giảm bớt thời gian tạo môi trường yếm khí thì nên giảm bớt không khí dự trữ trong khối hạt bằng cách đốt nến hoặc các chất khác trên bề mặt khối hạt, sau đó tiến hành đậy kín phần trên của kho hoặc xilô.
- Đưa vào khối hạt những chất khí khác để đẩy không khí ra khỏi khối hạt. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi hơn cả. Họ thường đưa vào khối hạt khí CO2 dưới dạng khí hay dạng đóng băng khô (dạng băng thì phải nghiền và cho vào khối hạt khi chuyển hạt vào kho. Còn CO2 dạng khí thì cứ đẩy trực tiếp vào vì nó nặng hơn không khí nên sẽ chìm xuống và đẩy không khí ra).
Ngoài ra người ta có thể dẫn hơi clopicrin hoặc một số chất sát trùng khác vào khối hạt. Ở Liên Xô cũ đã nghiên cứu đưa vào khối hạt một lượng hỗn hợp khí trơ được tạo nên do quá trình đốt khí. Hỗn hợp khí tạo thành được làm lạnh và thành phần của nó bao gồm :
• 85,6% khí N2
• 13,6% khí CO2
• 0,6% khí O2
- Tạo độ chân không cho khối hạt: Phương pháp này ít được sử dụng vì giá thành đắt. Đối với phương pháp bảo quản yếm khí điều kiện cần thiết là kho tàng phải kín. Nếu kho không kín thì khí trong khối hạt sẽ khuyếch tán ra ngoài, còn không khí lại xâm nhập vào khối hạt sẽ kích thích các phần tử sống có trong hạt. Để có độ kín, tốt nhất là ta nên bảo quản trong các xilô.