V. Kĩ thuật bảo quản một số loại hạt lương thực:
d/ Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra định kỳ hàng tháng, nếu phát hiện thấy có sâu, mọt thì cần xử
2.2.2. Bảo quản lúa trong bao:
Đây là phương pháp bảo quản phổ biến nhất. Lúa đạt yêu cầu bảo quản phải có độ ẩm dưới 14%, tạp chất dưới 2%. Lúa trước khi đóng bao cần xử lý chống mốc và côn trùng (đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm). Kho chứa lúa phải được dọn vệ sinh và khử trùng trước 7 ngày. Sàn kho chứa lúa phải được kê lót bằng bục gỗ hoặc lớp trấu sạch khô 20cm. Lúa được xếp thành từng lô từ 15÷18 lớp bao, độ cao không quá 4m. Lớp bao trên cùng cách trần kho tối thiểu 1m. Lô cách lô ít nhất 1m và cách trường 0.5m. Giữa các lô có rãnh thông gió theo
khoảng cách năm hàng bao ngang từ dưới lên và cứ năm lớp bao thì đặt 1 rãnh thông gió và chạy dài theo các lô hàng ra giếng thông gió. Phương pháp này đơn giản nhưng có nhược điểm là lúa chịu ảnh hưởng của không khí nóng ẩm cục bộ dễ nhiễm vi sinh vật và côn trùng.
Để đảm bảo chất lượng hạt trong kho, ngoài việc đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật thì cần tuân thủ các quy tắc vận hành kho. Các quy tắc được lập ra từ khâu chuẩn bị kho cho đến khâu xuất hết hạt và được gọi là “quy phạm về bảo quản thóc”. Tại Việt Nam, các quy phạm này có thể tìm thấy trong các bộ tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) về bảo quản thóc gạo và đậu đỗ. Ngoài ra, trong mỗi ngành lại sẽ có các bộ tiêu chuẩn ngành riêng để đảm bảo yêu cầu của ngành. Ví dụ, Bộ trưởng Bộ tài chính đã ra quyết định số 34/2004/QĐ-BTC ngày 14/4/2004, trong đó có quy phạm về bảo quản thóc dự trữ quốc gia và bảo quản gạo dự trữ quốc gia. Riêng trong trường hợp bảo quản nhỏ tại hộ gia đình, các cơ quan khuyến nông đã đưa ra các khuyến cáo để đảm bảo chất lượng hạt:
Trước khi nhập hạt
- Quét dọn sạch kho cả trong lẫn ngoài.
- Tất cả các hư hỏng của kho cần được sửa chữa cẩn thận.
- Phun thuốc sát trùng toàn kho kể cả pallet, bao bì nhập kho… Phải phun thuốc sát trùng ít nhất 5÷7 ngày tùy loại kho trước khi nhập kho để thuốc đủ thời gian tiêu diệt vi sinh vật, côn trùng và bay hơi bớt.
- Kê các pallet hay lót các tấm chống ẩm đúng vị trí.
- Chuẩn bị sẵn mọi giấy tờ sổ sách, các dụng cụ lấy mẫu và các dụng cụ nhập kho.
Nhập hạt vào kho
- Nhập hàng đúng chủng loại, đúng chất lượng. ghi chú thời gian xuất nhập rõ ràng. - Hạt sắp xếp trong kho theo từng lô hàng có kích thước nhỏ hơn 200 tấn. Không được để lẩn loại các giống hạt khác nhau.
- Không nên chất quá cao. Chiều cao của đống hạt được quyết định dựa trên từng loại hạt, kích cỡ, độ ẩm và dạng bảo quản. Ví dụ bảo quản hạt nguyên thì chiều cao nhỏ hơn 3.5cm.
- Đối với hạt đổ rời, nếu là nhập kho bằng máy, xác định chính xác vị trí của ống hạt ra. Nếu nhập hạt thủ công, người đổ hạt phải đi trên cầu đổ hạt và đổ hạt đúng vị trí quy định,
nhặt hết dây buộc, rơm rác còn lẫn trong hạt. Đặt ống thông hơi đúng vị trí. Mặt đống cần được trang phẳng, có thể đánh luống. Cẩn thận tránh té vào đống hạt trong quá trình nhập hạt có thể gây nguy hiểm chết người.
- Nếu hạt đóng bao phải được xếp trên các pallet cũng thành từng lô có khối lượng hạt nhỏ hơn 200 tấn. khoảng cách giữa các lô là 1m và khoảng cách giữa một lô và bức tường là 0.5m. Chiều cao một lô tương đương từ 15 đến tối đa 20 lớp bao và giật thành ba cấp, cấp ở trên xếp lùi vào so với cấp ở dưới là 0.3m. trong mỗi lớp các bao được xếp theo kiểu chồng ba hoặc chồng năm và cài khóa vào nhau, đảm bảo cho khối hạt không bị nghiêng, đổ trong quá trình lưu kho, gọn đẹp về hình thức.
- Phải tạo giếng và rãnh thông gió giúp giải nhiệt cho đống hạt. Mỗi lô từ 100÷150 tấn để một giếng, từ 150÷200 tấn để 2 giếng. Kích thước giếng 1m x 1m. Giếng được tạo từ bề mặt lớp kê lót đỉnh lô. Các rãnh thông gió được tạo theo cả hai hướng, một rãnh dọc và một hoặc hai rãnh ngang (tùy thuộc số lượng giếng). Rãnh được tạo ở cả ba cấp giật hoặc hai cấp từ dưới lên, rãnh nối thông với giếng thông gió, bề rộng của rãnh là 0.3m và cao tối thiểu 0.3m.
Sau khi nhập hạt vào kho
Thủ kho cần điền hoàn chỉnh các giấy tờ nhập kho, thu dọn vệ sinh, quét dọn sạch sẽ hạt rơi vãi, nhặt sạch rác bẩn, lắp đặt các dụng cụ chống chim chuột, treo rèm chống côn trùng và nếu cần thì phun thuốc phòng và diệt vi sinh vật. Kiểm tra ống, kênh thông gió đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ.
Trong quá trình bảo quản
Cào đảo, đánh luống đối với hạt đổ rời khi thời tiết thuận lợi. Ví dụ đối với thóc mới nhập trong tháng đầu tiên nên 3 ngày cào đảo 1 lần; đến tháng thứ 2 và thứ 3 nên 5 ngày cào đảo 1 lần; từ tháng 4÷6 thì 7 ngày/lần; từ tháng thứ 7÷12 nên 10 ngày/lần và từ tháng thứ 13 trở đi cứ nửa tháng/lần.
Cần lựa chọn điều kiện thời tiết thuận lợi, độ ẩm không khí nhỏ hơn 80% và nhiệt độ ngoài trời nhỏ hơn nhiệt độ trong kho để đóng mở các cửa thông gió.
Làm vệ sinh sạch sẽ trong và ngoài nhà kho, dãy cỏ, loại bỏ hết nơi chuột có thể cư trú…
Thường xuyên kiểm tra các hiện tượng bất thường có thể xảy ra như sự tăng nhiệt và ẩm bất thường tại một vị trí của đống hạt, mầm mống của quá trình tự bốc nóng. Sự có mặt của vi sinh vật và các động vật gây hại sẽ làm tổn hại chất khô và nhiều tác hại khác. Vì vậy, khi khối hạt đang ở trạng thái an toàn, cần định kì kiểm tra các biến đổi trong kho bảo quản. Nếu có dấu hiệu bất thường, hạt đang ở trạng thái không an toàn, phải kiểm tra thường xuyên và phải lập tức xử lý. Ví dụ khi hạt quá ẩm thì cần thông thoáng hay sấy lại hạt; nếu côn trùng phát triển cần phun thuốc diệt trùng...Khi gặp thiên tai cần đột xuất kiểm tra và có các biện pháp đặc biệt bảo vệ lương thực trong kho. Chu kỳ kiểm tra hạt bao gồm:
- Kiểm tra hàng ngày tình trạng chung của đống hạt và nhà kho, nhiệt độ và độ ẩm của không khí, kiểm tra dấu vết của chuột, chim xâm nhập.
- Kiểm tra hàng tuần nhiệt độ đống hạt đổ rời.
- Kiểm tra một tháng hai lần mật độ vi sinh vật và côn trùng trong đống hạt. - Đối với các nhà
kho hiện đại, ví dụ như hệ thống silo, ngay khi thiết kế kho đã có sẵn các đầu dò nhiệt độ và độ ẩm nối liền với hệ thống máy tính để nhanh chóng xử lý các biến đổi bất thường.
Xuất kho
- Cần lấy mẫu xác định chất lượng hạt trước khi xuất kho
- Nếu xuất kho dạng thủ công: Xúc hạt phải đúng vị trí quy định, đảm bảo yêu cầu gọn, sạch, chính xác.
Chuẩn bị thóc Chuẩn bị kho
Kiểm tra thóc trước khi nhập
Cân, nhập thóc
Đổ thóc vào kho
Trang phẳng mặt thóc
Lấy mẫu kiểm nghiệm bằng dụng cụ kĩ thuật
Hoàn chỉnh quá trình chín sau thu hoạch
Bảo quản bằng phương pháp thông thoáng tự nhiên: - Định kỳ kiểm tra chất lượng khối hạt.