0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Hình thức tiền lương theo sản phẩm

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI “THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY KIM ANH” (Trang 35 -83 )

Hình thức tiền lương theo sản phẩm là hình thức lương trả cho người lao động được tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm hoàn thành hoăc khối lượng công việc đã làm xong được nghiệm thu. Để trả lương theo sản phẩm phải xây dựng định mức lao động, đơn giá hợp lý trả cho từng loại sản phẩm hay công việc và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Theo hình thức này công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm phải chặt chẽ.

Tiền lương theo sản phảm được tính bằng: Số lượng hoặc khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn chất lượng nhân với đơn giá tiền lương sản phẩm.

Đơn giá sản phẩm cho các loại sản phẩm khác nhau là khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật và mức độ khó hoàn thành sản phẩm đó. Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài liệu về hạch toán kết quả lao động.

*Lương theo sản phẩm trực tiếp: Là hình thức tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng, sản lượng hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá. Đây là hình thức được các DN sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho CNV trực tiếp sản xuất hàng loạt sản phẩm.

- Trả lương theo sản phẩm có thưởng là sự kết hợp lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp và chế độ tiền thưởng trong sản xuất (thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng nâng cao năng suất lao động, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm).

- Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: Theo hình thức này, tiền thưởng trả cho người lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ lũy tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức của người lao động. Hình thức này được áp dụng ở những khâu sản xuất quan trọng, cần thết phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất hoặc cần động viên công nhân phát huy sáng kiến phá vỡ định mức lao động.

* Lương trả theo sản phẩm gián tiếp: Được áp dụng để trả lương cho CNV làm công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận như công nhân vận chuyển nguyên vật liệu, công nhân phụ...

Hình thức tiền lương theo sản phẩm có ưu điểm là đảm bảo được nguyên tắc phân phối theo khối lượng, chất lượng lao động; khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng sản phẩm mà họ tạo ra.

2.3 Các khoản trích theo lương tại công ty 2.3.1 Quỹ BHXH 2.3.1 Quỹ BHXH

Quỹ BHXH là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp phải trả cho cán bộ CNV của DN (phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực...) nhằm giúp đỡ họ về mặt vật chất và tinh thần trong trường hợp họ bị ốm đau, thai sản, tai nạn bất ngờ, mất sức lao động.

Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định 22% trên tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, trong số trích đó 16% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của DN do DN trực tiếp chi trả, 6% do người lao động đóng góp và được tính trừ vào lương của họ.

Quỹ BHXH được trích lập nhằm trợ cấp cho CNV có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ bị mất khả năng lao động. Cụ thể trong các trường hợp sau:

+ Trợ cấp cho CNV ốm đau, thai sản.

+ Trợ cấp cho CNV khi bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp. + Trợ cấp CNV khi về hưu, mất sức lao động.

+ Chi cho công tác quản lý quỹ BHXH.

Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý BHXH để chi trả cho các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động. Tại DN, hàng tháng DN trực tiếp chi trả BHXH cho CNV bị ốm đau, thai sản... trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ. Cuối tháng DN phải thanh toán, quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH cấp trên.

2.3.2 Quỹ BHYT

Qũy BHYT là khoản tiền được tính toán, trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng quỹ lương cơ bản và các khoản phụ cấp phải trả cho toàn bộ cán bộ CNV của công ty nhằm phục vụ, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho người lao động. Cơ quan BHYT sẽ thanh toán về chi phí khám chữa bệnh theo tỷ lệ nhất định mà nhà nước quy định cho những người tham gia đóng BHYT.

Quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định 4,5% trên tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp phải trả cho cán bộ CNV trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, trong số trích đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của DN và 1,5% trừ vào lương của người lao động.

Quỹ BHYT được trích lập để tài trợ cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám chữa bệnh.

Theo chế độ hiện hành, toàn bộ quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên môn chuyên trách để quản lý và trợ cấp cho người lao động thong qua sự giúp đỡ của mạng lưới cơ quan y tế.

2.3.3 Quỹ KPCĐ

Quỹ KPCĐ là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương thực tế phải trả cho cán bộ CNV thực tế phát sinh trong kỳ của DN để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động đồng thời để duy trì hoạt động của DN.

Theo chế độ hiện hành, hàng tháng DN trích lập KPCĐ 2% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho cán bộ CNV trong tháng và tính hết vào chi phí sản xuất kinh doanh của DN.

Số KPCĐ trích được một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên, một phần để lại DN để chi tiêu cho các hoạt động công đoàn tại DN.

2.3.4 Quỹ BH thất nghiệp

BHTN có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009, người lao động và đơn vị sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia BHTN theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. BHTN ra đời nhằm đạt một số mục tiêu như sau:

- Hỗ trợ về thu nhập cho người lao động khi bị thất nghiệp.

- Ổn định nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái thong qua duy trì sức mua của lực lượng lao động bị mất việc làm.

- Hỗ trợ cải cách các DN

- Duy trì kỹ năng nghề của người lao động bị mất việc làm để họ có thể sẵn sàng làm việc khi có công việc trở lại.

- Nâng cao kỹ năng tìm kiếm việc làm cho người lao động có nhu cầu việc làm.

- Khuyến khích nâng cao kỹ năng nghề của người lao động.

Theo đó thời gian người lao động tham gia BHTN khi không có việc làm ( nghỉ việc) sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp do quỹ BHTN chi trả. Thời gian làm việc trước ngày 01/01/2009 khi nghỉ việc vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm do DN chi trả.

Theo quy định hiện hành, hàng tháng DN trích 2% quỹ BHTN trên tổng số tiền lương tiền công phải trả cho cán bộ CNV trong tháng trong đó 1% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của DN và 1% trừ vào lương của người lao động.

Ngoài ra, theo chế độ hiện hành, Nhà nước hỗ trợ 1% quỹ tiền lương, tiền công của người tham gia BHTN.

2.4 Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH May Kim Anh. công ty TNHH May Kim Anh.

2.4.1 Các chứng từ sử dụng.

Các chứng từ ban đầu là cơ sở để tính trả lương và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, là tài liệu quan trọng để đánh giá hiệu quả các biện pháp quản lý lao động vận dụng ở DN. Do đó, các chứng từ ban đàu phải phù hợp với yêu cầu quản lý lao động, phản ánh rõ rang, đầy đủ số lượng, chất lượng lao động.

Các chứng từ ban đầu công ty sử dụng gồm:

- Bảng chấm công. Mẫu số 01a - LĐTL - Bảng thanh toán tiền lương. Mẫu số 02 - LĐTL - Bảng thanh toán tiền thưởng. Mẫu số 02 - LĐTL - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc khối lượng

công việc hoàn thành. Mẫu số 05 - LĐTL - Bảng thanh toán làm thêm giờ. Mẫu số 06 - LĐTL - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương. Mẫu số 10 - LĐTL - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Mẫu số 11 - LĐTL

Để thực hiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng TK 334 - phải trả người lao động, TK 338 - phải trả phải nộp khác và một số TK chi phí như: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp,

TK 627 - Chi phí sản xuất chung, TK 641 - Chi phí bán hàng, TK 642 - Chi phí quản lý DN, TK 111 - Tiền mặt, TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, TK 138 - Phải thu khác, TK 141 - Tạm ứng...

* TK 334 - Phải trả người lao động.

TK này phản ánh tiền lương, các khoản thanh toán trợ cấp BHXH, tiền thưởng... và các khoản thanh toán khác có liên quan đến thu nhập của người lao động.

TK 334 - Phải trả người lao động có kết cấu như sau: Bên Nợ

- Tiền lương và các khoản đã trả người lao động

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương và thu nhập của người lao động - Các khoản tiền lương và thu nhập của người lao động chưa lĩnh, chuyển sang các khoản thanh toán khác

Bên có

Các khoản tiền công, tiền lương, tiền thưởng có tính chất như lương; BHXH và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.

Dư nợ (đặc biệt): phản ánh số tiền trả thừa cho người lao động.

Dư có: Phản ánh tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất như lương và các khoản còn phải trả cho người lao động.

TK 334

TK 141,138,338,333 TK 622 các khoản khấu trừ vào Tiền lương phải trả công nhân lương của CNV trực tiếp sản xuất SP

TK 111,112 TK 627 Thanh toán lương và các Tiền lương phải trả cho

khoản khác cho CNV nhân viên phân xưởng

TK 512 TK 641, 642 Thanh toán lương bằng SP Tiền lương trả nhân viên BH,

nhân viên QLDN.

TK 3331 TK 3383, 353 Thuế GTGT BHXH phải trả, tiền thưởng từ quỹ khen thưởng phúc lợi.

H. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ CNV.

* TK 338 - Phải trả phải nộp khác.

Tài khoản này phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan pháp luật; cho các tổ chức đoàn thể xã hội; cho cấp trên về KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN; các khoản cho vay, cho mượn tạm thời, giá trị tài sản chờ xử lý...

Kết cấu TK 338 như sau: Bên Nợ

- Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý. - Khoản BHXH phải trả cho người lao động. - Các khoản đã chi về KPCĐ.

- Xử lý giá trị tài sản thừa, các khoản đã trả, đã nộp khác.

Bên Có

- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi phí kinh doanh, khấu trừ vào lương công nhân viên.

- Giá trị tài sản thừa chờ xử lý.

- Số đã trả, đã nộp lớn hơn số phải trả, phải nộp được cấp bù. - Các khoản phải trả khác.

Dư Nợ (Nếu có): Phản ánh số trả thừa, nộp thừa, vượt chi chưa được thanh toán.

Dư Có: Phản ánh số tiền còn phải trả, phải nộp; giá trị tài sản thừa chờ xử lý.

Công ty sử dụng các TK cấp 2 của TK 338 như sau - TK 3382 - Kinh phí công đoàn ( KPCĐ)

- TK 3383 - Bảo hiểm xã hội ( BHXH) - TK 3384 - Bảo hiểm y tế ( BHYT)

- TK 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp ( BHTN) - TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện. - TK 3388 - Phải trả phải nộp khác.

TK 334 TK 338 TK 622,627,641,642 HBXH trả thay Trích BHXH, BHYT, BHTN, CNV KPCĐ theo tỷ lệ quy định 22% TK 111, 112 TK 334 Nộp BHXH, BHYT, BHXH, BHYT, BHTN BHTN,KPCĐ, trừ vào lương CNV chi BHXH, KPCĐ tại DN theo tỷ lệ quy định 8,5%

H. SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP

2.4.3 Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty. công ty.

- Hàng tháng kế toán tiền lương phải tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng và tính BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ hàng tháng tính vào chi phí kinh doanh, lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Kế toán ghi:

Nợ TK 622: Tiền lương trả cho CNV trực tiếp sản xuất SP.

Nợ TK 627: Tiền lương trả cho CNV ở bộ phận phân xưởng, tiền ăn ca cho CNV.

Nợ TK 641: Tiền lương trả cho CNV bộ phận Bán hàng. Nợ TK 642: Tiền lương trả cho CNV bộ phận QLDN. Nợ TK 335: Trích trước tiền lương của CNV nghỉ phép.

Nợ TK 353: Tiền thưởng cho cán bộ CNV.

Có TK 334: Tổng tiền lương phải trả cho người lao động.

Ví dụ: Trong tháng 1/ 2011 tính tiền lương phải trả cho người lao đông công ty TNHH May Kim Anh như sau: cho công nhân trực tiếp sản xuất của Tổ sản xuất 1 là 37.000.000đ, công nhân phân xưởng là 25.000.000đ, bộ phận bán hàng là 27.000.000đ, cho bộ phận QLDN là 28.000.000đ.

Kế toán định khoản và ghi sổ như sau:

Nợ TK 622 ( tổ 2) : 37.000.000 Nợ TK 627: 25.000.000 Nợ TK 641: 27.000.000 Nợ TK 642: 28.000.000 Có TK 334: 117.000.000

- Các khoản trừ vào lương của người lao động:

Nợ TK 334:Tổng các khoản khấu trừ vào lương người lao động. Có TK 141: Tạm ứng

Có TK 138: Phải thu khác.

Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác.

Có 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ hàng tháng kế toán ghi: Nợ TK 622, 627,641, 642: Phần tính vào chi phí SXKD. Nợ TK 334: Phần trừ vào lương của CNV trong tháng.

Có TK 338: Tổng các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ phải trích lập. ( chi tiết)

Với số liệu ví dụ trên, trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ Nợ TK 622: 37.000.000 x 22% = 8.140.000 Nợ TK 627: 25.000.000 x 22% = 5.500.000 Nợ TK 641: 27.000.000 x 22% = 5.940.000 Nợ TK 642: 28.000.000 x 22% = 6.160.000 Nợ TK 334: 117.000.000 x 8,5% = 9.945.000 Có TK 338: 35.685.000.000 CT: - TK 3382: 117.000.000 x 2% = 2.340.000 - TK 3383: 117000000 x 22% = 25.740.000 - TK 3384: 117.000.000 x 4,5% = 5.265.000 - TK 3389: 117.000.000 x 2% = 2.340.000 - Chuyển tiền nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN

Nợ TK 338 ( chi tiết TK 3382, 3383, 3384, 3389) Có TK 111, 112.

Khi chuyển tiền nộp cho cấp trên các khoản trích theo lương kế toán ghi nhận: Nợ TK 338 : 35.685.000.000 - TK 3382: 2.340.000 - TK 3383: 25.740.000 - TK 3384: 5.265.000 - TK 3389: 2.340.000 Có TK 112: 35.685.000.000 - Chi tiêu KPCĐ để lại cho DN

Có TK 111, 112.

- Trợ cấp BHXH phải trả cho CNV bị ốm đau, thai sản. Nợ TK 338 ( 3383)

Có TK 111 ,112.

- Thanh toán tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương cho CNV Nợ TK 334

Có TK 111, 112.

- Trường hợp chi KPCĐ vượt và được cấp bù, khi được cấp bù kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112. Có TK 338.

Hàng năm, người lao động trong các đơn vị được phép nghỉ một số ngày mà vẫn được hưởng đủ lương. Trong thực tế, việc nghỉ của công nhân sản xuất diễn ra không đồng đều ở các tháng trong năm. Do đó, để đảm bảo cho sản xuất được ổn định nên DN tiến hành trích trước tiền lương ngỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất SP. Mức trích trước hàng tháng được tính như sau:

Mức trích trước Tiền lương chính phải trả Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép = cho công nhân sản xuất x tiền lương của công nhân sản xuất ( hàng tháng) nghỉ phép

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN ĐỀ TÀI “THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY KIM ANH” (Trang 35 -83 )

×