Trong những năm vừa qua, nhà nước và chính quyền địa phương đã không ngừng đầu tư vào xây dựng các công trình giao thông vận tải trên toàn quốc. Hàng loạt dự án lớn nhỏ về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải được triển khai theo hình thức đấu thầu hoặc chỉ định thầu. lượng vốn được giải ngân để đầu tư xây dựng công trình giao thông ngày càng tăng đến năm 2009 con số này đã đạt khoảng 30 nghìn tỷ đồng, dự kiến năm 2010 lượng vốn sẽ tăng thêm 20-30%.
Các công trình giao thông lớn đã và đang được xây dựng phải kể đến như : cầu Vĩnh Tuy, cầu Đồng Nai, quốc lộ 22, 70, 2, 4A,4B,4C, đường bộ cao tốc Nội Bài – Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, dự án 9 đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2…
Mặc dù vậy, trên cả nước vẫn còn nhiều nơi có cơ sở hạ tầng về giao thông chưa phát triển, đồng thời cả ở những nơi phát triển như các thành phố thì cũng cần nâng cấp sửa chữa, xây mới thêm nhiều công trình giao thông.
Trong những năm tới, sẽ có nhiều dự án về xây dựng các công trình giao thông vận tải sẽ được triển khai. Trong đó các dự án lớn sẽ tập trung ở những thành phố lớn như Hà Nội , hải phòng, hồ chí minh, đà nẵng… và các trục đường giao thông chính, đường quốc lộ trên cả nước. Còn các dự án nhỏ sẽ tập trung ở các địa phương như các công trình giao thông ở nông thôn, thị trấn…
Trong thời gian tới các công trình sẽ có xu hướng được mang ra đấu thầu nhiều hơn thay vì chỉ định thầu như hiện nay, đồng thời công tác kiểm định chất lượng cũng chặt chẽ hơn.
Tại thị trường đầu vào, giá các loại vật liệu xây dựng có xu hướng biến động không ổn định trong những năm qua. Tại quý I/2010, giá cả thị thị trường của nhiều loại vật liệu xây dựng tăng mạnh so với năm 2009: quặng sắt tăng 160%, phôi thép tăng 54%… một số mặt hàng tăng nhẹ như: nhựa đường tăng khoảng 10%... Do vậy công ty cần chú ý khi lập dự toán các công trình cần tính tới sự biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào cũng như có kế hoạch mua hàng hợp lý.