Hoạt động mua hàng

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh kinh doanh của công ty Cổ phần Công trình và Thương mại Giao thông vận tải (Trang 25 - 27)

Là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông vận tải,công nghiệp và dân dụng, công ty cần phải mua rất nhiều nguyên vật liệu xây dựng, cũng như phải mua sắm các thiết bị máy móc chuyên dụng trong việc xây lắp các công trình. Hoạt động mua hàng của công ty thường được tiến hành theo hợp đồng mua bán giữa công ty và nhà cung cấp.

Các mặt hàng chủ yếu mà công ty thường mua là: cát, đá, xi măng, sắt, thép, xăng dầu, nhựa đường, ống dẫn, dây cáp… còn các loại máy móc dùng trong các công trình như : xe lu, cần cẩu, các loại máy khoan cắt(bêtông, sắt , thép)… thì khi hết hạn sử dụng, đã khấu hao hết hoặc công nghệ đã lạc hậu hoặc công ty mở rộng hoạt động kinh doanh cần thêm máy móc thì mới tiến hành mua sắm.

Công ty chủ yếu mua hàng từ nguồn hàng trong nước đó là các nhà cung cấp có uy tín hoặc có mối quan hệ lâu dài với công ty. Do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đã được hơn 20 năm và phạm vi hoạt động đã mở rộng ra toàn quốc nên nguồn hàng của công ty phân bố trên toàn quốc. Các nhà cung cấp chính của công ty gồm:

 Công ty xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn

 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Petrolimex

 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại quốc tế (ICT)

 Các công ty và đại lý phân phối vật liệu xây dựng tại các địa phương trên toàn quốc (Cần Thơ, Quảng Trị, Nam Định, Vĩnh Phúc…)

Khi công ty thi công 1 công trình xây dựng nào đó thì sẽ ký hợp đồng với các nhà cung cấp ở địa bàn đó hoặc nơi gần địa phương của công trình đó. Công ty thường tận dụng tối đa nguồn hàng trong nước, nếu loại nguyên vật liệu nào mà trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu kĩ thuật của công trình thi công ty sẽ tiến hành mua của các công ty hoặc đại lý nhập khẩu hoặc có thể sẽ đặt hàng trực tiếp với nhà cung cấp nước ngoài. Tình hình nguồn hàng của công ty được thể hiện qua bảng 2.10:

Bảng 2.10: Cơ cấu nguồn hàng của công ty từ năm 2007 đến năm 2009

(đơn vị: đồng)

Chỉ tiêu

Nguồn hàng trong nước Nguồn hàng nhập

khẩu Tổng

Giá trị % Giá trị %

Năm 2007 7.497.374.249 95,7 336.714.286 4,3 7.834.088.535 Năm 2008 6.786.330.086 96,5 248.026.129 3,5 7.034.356.215 Năm 2009 12.755.438.213 62,7 7.597.490.473 37,3 20.352.928.686

( Nguồn: phòng Vật tư thiết bị) Qua bảng trên ta thấy từ năm 2007 đến năm 2009 giá trị của các mặt hàng mua trong nước luông chiếm tỷ trọng lớn so với tổng giá trị hàng mua của công ty, tuy nhiên lại có sự biến động không đều:

- Năm 2008, nguồn hàng trong nước tuy tăng về tỷ lệ % nhưng lại giảm về số lượng tuyệt đối. nguyên nhân là do trong năm 2008 giá trị các công trình công ty thực hiện được giảm một chút so với năm 2007 điều này có thể thấy qua giá vốn hàng bán của công ty : năm 2007 là 67.509.84.636, năm 2008 là 64.642.781.308

- Đến năm 2009 giá trị hàng mua của công ty tăng vọt từ khoảng 7 tỷ đồng năm 2008 lên đến hơn 20 tỷ đồng, trong đó giá trị hàng mua từ nguồn hàng trong nước cũng tăng vọt lên gấp gần 2 lần (1,9 lần) so với năm 2008 nhưng về tỷ lệ % lại giảm từ 96,5% xuống chỉ còn 62,7 %. Nguyên nhân là do trong năm 2009 công ty nhận thêm được nhiều công trình hơn và giá trị các công trình cũng lớn hơn đòi hỏi lượng nguyên vật liệu nhiều hơn nên giá trị tuyệt đối tăng. Đồng thời cũng trong năm 2009 công ty tiến hành nhập khẩu 1 lượng lớn máy móc thiết bị, phương tiện vận tải hiện đại của nước ngoài nên giá trị hàng nhập khẩu cũng tăng đột biến và làm giảm tỷ trọng của giá trị hàng mua trong nước.

Như vậy có thể thấy công ty đã chú trọng khai thác nguồn hàng trong nước đồng thời cũng nhập khẩu các loại máy móc thiết bị hiện đại và các loại nguyên vật liệu chất lượng cao từ nước ngoài để đảm bảo chất lượng công trình.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh kinh doanh của công ty Cổ phần Công trình và Thương mại Giao thông vận tải (Trang 25 - 27)