Định nghĩa và đặc trưng của giao tiếp

Một phần của tài liệu tài liệu phương pháp khuyến nông (Trang 40 - 42)

- Thường xuyên đến thăm theo dõi, đo đếm và ghi chép các số liệu cần thiết (ít nhất 1 lần/tuần).

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KỸ NĂNG TRONG CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG 4.1 Kỹ năng giao tiếp cơ bản

4.1.1. Định nghĩa và đặc trưng của giao tiếp

4.1.1.1. Định nghĩa

Giao tiếp là sự tiếp xúc trao đổi thông tin giữa người với người thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, tư thế và trang phục.

Có thể hiểu định nghĩa qua các dấu hiệu sau:

- Giao tiếp được thực hiện trong một mối quan hệ xã hội nhất định - Được thực hiện bởi các cá nhân

- Có mục đích, có nội dung

- Do đó là một quá trình cả 2 bên đều nhận thức, hiểu biết lẫn nhau, tác động qua lại lẫn nhau về hình thức, tư tưởng, nhân sinh quan.

4.1.1.2. Đặc trưng của giao tiếp

- Quan hệ giữa người với người dù bất kỳ lứa tuổi hay vị trí địa lý nào. Mối quan hệ này là điều kiện tối thiểu để điều hành và hoàn thành các hoạt động

- Giao tiếp là quá trình mà con người ý thức được mục đích, nội dung và những phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác.

- Giao tiếp dù có mang mục đích gì thì cũng diễn ra cả sự trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, nhu cầu của người tham gia vào quá trình giao tiếp.

- Giao tiếp là quan hệ xã hội mang tính xã hội

- Giao tiếp có thể được cá nhân hay một nhóm thực hiện

- Giao tiếp có thể được thực hiện bằng một thông điệp thông qua: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết, phong cách, tư thế, y phục, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ, dáng đứng…

4.1.1.3. Vai trò của giao tiếp trong công tác khuyến nông

CBKN thường xuyên tiếp xúc với các đối tượng (mức độ khác nhau): - Với nông dân (cá nhân hoặc nhóm)

- Với đồng nghiệp bên trong và ngoài cơ quan - Với cán bộ cấp trên và địa phương.

Vì vậy giao tiếp đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác khuyến nông bởi lẽ: - Giao tiếp là cơ sở của quá trình học hỏi và chia sẻ giữa CBKN với người dân và ngược lại

- Giao tiếp là cơ sở của quá trình dạy học trong quá trình đào tạo và huấn luyện nông dân

- Giao tiếp là công cụ quan trọng để hiểu biết được nhu cầu, nguyện vọng và sở thích của người dân trong phát triển và chuyển giao công nghệ

- Giao tiếp tốt sẽ tạo các mối quan hệ hài hòa không khí làm việc thoải mái với người dân, đồng nghiệp và cán bộ cấp trên.

4.1.1.4. Đặc điểm của đối tượng giao tiếp trong khuyến nông

 Có rất nhiều kinh nghiệm sống nhưng kiến thức không hệ thống

 Có thói quen lâu dài (bảo thủ)

 Có lòng tự trọng cao hay tự ái

 Tự ty và rụt rè

 Chân thật và cởi mở

 Luôn muốn giữ gìn danh tiếng, bản sắc văn hóa

 Tiếp thu có tính phê phán, chọn lọc

 Chỉ hào hứng tiếp thu những vấn đề cần thiết với họ

 Hay nói chuyện lịch sử, truyền thống

 Thường bận rộn với nhiều vấn đề, công việc trong cuộc sống

4.1.1.5. Người giao tiếp giỏi cần phải

 Hiểu được đối tượng giao tiếp, biết được ý muốn của họ

 Hiểu sâu sắc thông tin của mình và truyền đạt thông tin đến đối tượng giao tiếp

 Có trình độ giao tiếp tốt và thông tin đạt hiệu quả nhất

 Biết được điểm mạnh và hạn chế của bản thân về tri thức khoa học cũng như trình độ giao tiếp

 Chuẩn bị nội dung chu đáo, sử dụng ngôn ngữ và phương tiện hợp lý để tạo sự hấp dẫn cho người nghe

 Biết thiết lập mối quan hệ hiểu biết lẫn nhau

 Chọn vấn đề phù hợp với từng hoàn cảnh

 Lựa chọn thời gian phù hợp

4.1.1.6. Giao tiếp hiệu quả

- Thông tin thường được truyền tải qua nhiều kênh truyền nên có thể bị sai lệch. Vì thế cần phải kiểm tra lại các thông tin một cách chính xác xem người nhận đã nhận được chưa và hiểu trọn vẹn ý nghĩa của nó chưa?

- Để việc giao tiếp trở nên hiệu quả thì người truyền đạt sẽ phải bảo đảm rằng thông điệp muốn gửi:

+ Xảy ra đúng lúc và đối tượng + Ngắn gọn

+ Căn cứ theo sự thực + Rõ ràng, dễ hiểu + Có sức thuyết phục

- Người nhận thông tin phải chú ý lăng nghe và tập trung

Như vậy, một tiến trình giao tiếp hiệu quả phải được thực hiện một cách thông suốt trong 5 giai đoạn.

Sơ đồ tiến trình giao tiếp hiệu quả

Một phần của tài liệu tài liệu phương pháp khuyến nông (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w