- Thường xuyên đến thăm theo dõi, đo đếm và ghi chép các số liệu cần thiết (ít nhất 1 lần/tuần).
c. Sự cần thiết phải làm PAEM
Nông nghiệp là một hệ thống sản xuất ngoài trời, có địa bàn hoạt động rộng và nhạy cảm. Đối tượng sản xuất của nông lâm ngư nghiệp là những cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi) chúng chịu ảnh hưởng lớn bởi các điều kiện ngoại cảnh như: đất đai, khí hậu, thời tiết…Ngay bản thân các tiến bộ kỹ thuật đã mang tính hiệu quả nhưng chỉ đạt được hiệu quả cao khi được ứng dụng trong điều kiện thích hợp. Vì vậy khi lựa chọn và đi đến quyết định việc áp dụng một kỹ thuật phải nắm rõ các đặc điểm riêng biệt về điều kiện tự nhiên của vùng đó trên cơ sở khai thác được tiềm năng thế mạnh sẵn có của vùng và bảo vệ môi sinh môi trường.
Do đó, những người phổ biến kỹ thuật mới cho nông dân phải đảm bảo rằng nó phải thích hợp với các tiêu chuẩn sau đây:
Phải thích hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp của địa phương (đất đai, khí hậu, thời tiết, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ, tập quán của người dân…)
Phù hợp với chiến lược phát triển của địa phương
Khai thác được tiềm năng và thế mạnh của từng vùng
Đơn giản phù hợp với điều kiện của nông dân, đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả trong một thời gian ngắn
Không gây tổn hại đến môi trường và có tính bền vững
Quá trình tiếp nhận tiến bộ kỹ thuật (TBKT) mới của nông dân.
Nông dân nhất là nông dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện tiếp thu các TBKT hơn nữa trình độ văn hóa và khoa học kỹ thuật của họ thấp, điều kiện kinh tế khó khăn, sự bù đắp rủi ro của họ thấp nên họ thường dè dặt trong tiếp thu cái mới. Vì vật cán bộ khuyến nông phải làm mô hình thử nghiệm ngay trên điều kiện thực tế của địa phương nhằm chứng minh cho nông dân thấy ưu điểm của kỹ thuật mới để họ tin tưởng và làm theo.
Trong thực tế trước khi phủ định hoặc chấp nhận một kỹ thuật mới nào đó để sử dụng trong hệ thống sản xuất của họ, người nông dân phải trải qua một quá trình gồm 5 giai đoạn đó là: Nhận thức, quan tâm, thử nghiệm, đánh giá và chấp nhận (hay phủ nhận).
Quá trình tiếp thu kỹ thuật mới của nông dân được thể hiện qua sơ đồ sau: Khuyến
nông
Động viên sử dụng rộng rãi kỹ thuật: Tổ chức hội thảo tổng kết, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và mở rộng
ứng dụng hoặc phủ nhận
Nông dân Đánh giá: Tổ chức hội thảo đầu bờ, trình
diễn kết quả, tham quan…đánh giá kết quả
Nông dân thử nghiệm: Xây dựng mô hình
trình diễn, tổ chức thực hiện. Thử nghiệm PRA thăm hộ nông dân, tổ chức cuộc họp
nhóm…xác định các vấn đề thử nghiệm Quan tâm Cung cấp thông tin: Thông qua đài, báo, tivi,
tranh ảnh, .. Nhận thức
Trong thực tế không phải tất cả nông dân đều tiếp thu và áp dụng một biện pháp canh tác hay một sáng kiến mới trong cùng một lúc. Việc họ sàng chấp nhận hay không còn phụ thuộc và kinh nghiệm, tiềm năng đất đai và các nguồn lực khác kể cả tác động hiệu quả của công tác khuyến nông.
Căn cứ vào mức độ chấp nhận một TBKT mới có thể chia nông dân thành các nhóm:
Nhóm nông dân tiên phong
Là những nông dân năng động, ham học hỏi cái mới, dám nghĩ dám làm. Vì vậy họ có vai trò rất quan trọng đối với các chương trình làm khuyến nông vì rất dễ thuyết phục họ áp dụng những sáng kiến mới hoặc những cách làm ăn mới.
Nhóm nông dân áp dụng sớm
Nhóm này thường ít mạo hiểm, rất thận trọng trong mọi vấn đề. Họ muốn phải tận mắt chứng kiến xem TBKT đó có thành công trong điều kiện của địa phương hay không rồi mới quyết định.
Nhóm nông dân còn lại
Nhóm nông dân này chiếm phần đông và thường áp dụng TBKT mới một cách chậm chạp, miễn cưỡng. Có thể là do thiếu các nguồn lực cần thiết nhưng cũng có người không biết cách làm ăn hoặc lười biếng, bảo thủ.
Như vậy, khả năng tiếp nhận cái mới tùy thuộc vào nhận thức của từng cá nhân ngoài ra các yếu tố kinh tế, xã hội cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu cái
mới của nông dân. Vì vậy, Cán bộ khuyến nông phải cùng nông dân tiên phong xây dựng mô hình thử nghiệm trên ruộng của họ để nông dân khác có điều kiện tiếp cận và học hỏi để áp dụng vào sản xuất.