Triển khai thực hiện mô hình trình diễn

Một phần của tài liệu tài liệu phương pháp khuyến nông (Trang 36 - 37)

- Thường xuyên đến thăm theo dõi, đo đếm và ghi chép các số liệu cần thiết (ít nhất 1 lần/tuần).

4.Triển khai thực hiện mô hình trình diễn

- Thống nhất nội dung thực hiện, cách làm, thời gian và thỏa thuận hợp đồng với từng hộ tham gia thực hiện mô hình.

- Cung cấp tài liệu và hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ tham gia mô hình (nếu các hộ tham gia mô hình trong xã đông phải tổ chức tập huấn cho các hộ)

- Chuẩn bị nguyên vật liệu cần thiết/dịch vụ đầu vào (giống, phân…) để cung cấp cho các hộ.

- Chỉ đạo các hộ triển khai mô hình: Nếu mô hình là những loại kỹ thuật mới thì mỗi hộ tham gia phải đóng góp diện tích ít nhất là từ 500-1000m2 và được chia ra làm 2 ô, 1 ô thực hiện kỹ thuật mới và một ô kỹ thuật địa phương đang sử dụng (gọi là đối chứng). Nếu mô hình là những kỹ thuật đã có một số hộ ứng dụng tại địa phương thì lấy hộ nông dân đang sản xuất làm đối chứng để so sánh (Đối chứng chỉ khác nhau với kỹ thuật mới một yếu tố kỹ thuật cần chọn còn các yếu tố khác phải giống nhau.

Ví dụ: Thử nghiệm giống chỉ có giống khác nhau còn phân bón, nước, thời vụ… phải giống nhau hoàn toàn.

- Khi triển khai mô hình cần huy động thành viên trong nhóm tham gia giúp đỡ người thực hiện mô hình và có thể xem buổi tập huấn cho nông dân.

- Những ngày triển khai cán bộ kỹ thuật phải có mặt tại hiện trường để hướng dẫn và tiến hành xây dựng mô hình.

- Kết hợp hướng dẫn chăm sóc và tổ chức học tập tại hiện trường để giúp nông dân tiếp thu tốt kỹ thuật và áp dụng ngay vào điều kiện của họ (Mỗi một chu kỳ của một loại cây trồng có thể tổ chức tập huấn cho nông dân 2-3 lần vào các giai đoạn sinh trưởng phát triển chính)

Ví dụ: Mô hình lúa nước tổ chức tập huấn ở thời kỳ gieo hạt, bón thúc đợt 1, …

Một phần của tài liệu tài liệu phương pháp khuyến nông (Trang 36 - 37)