- Thường xuyên đến thăm theo dõi, đo đếm và ghi chép các số liệu cần thiết (ít nhất 1 lần/tuần).
6. Đánh giá mô hình.
CBKT/CBKN cùng với nông dân trong nhóm theo dõi và tiến hành đánh giá kết quả của mô hình. Đánh giá kết quả mô hình trồng trọt thông qua các chỉ tiêu sau:
a. Đánh giá hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mô hình
- Mô hình tốt hay xấu hơn kỹ thuật đang dùng ở địa phương?
- Có phù hợp với điều kiện đất đai và điều kiện kinh tế của các nhóm hộ không? - Thời gian sinh trưởng phát triển dài hay ngắn? Mức đầu tư cao hay thấp? - Năng suất bao nhiêu? Chất lượng sản phẩm thế nào?
- Sản phẩm có bán được không và giá cả như thế nào? Hiệu quả kinh tế như thế nào? Vượt bao nhiêu % so với đối chứng?
b. Đánh giá về hiệu quả khuyến nông
Một thành công quan trọng của việc xây dựng mô hình là việc học từ quá trình triển khai thực hiện mô hình. Các vấn đề cần đánh giá về những bài học từ mô hình:
- Cái gì tốt của mô hình? Cái gì xấu của mô hình? - Cái gì nên làm khác?
- Người nông dân đã hiểu và học được những gì từ mô hình?
- Bao nhiêu người được học từ mô hình và bao nhiêu người có thể áp dụng kỹ thuật đó vào sản xuất?
c. Đánh giá hiệu quả về bảo vệ môi trường, xã hội và tính bền vững
- Mô hình có gây ô nhiễm cho môi trường không?
- Mức độ cải tạo và nâng cao độ phì của đất cao hay thấp?
- Tạo việc làm cho bao nhiêu người (nhất là phụ nữ và người nghèo) - Khả năng bền vững như thế nào?