1. Đề xuất chiến lược phát triển kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt đến năm 2013:
1.3.2 Lĩnh vực kinh doanh khác:
Đa dạng hóa đầu tưđã và đang tiếp tục trở thành xu hướng phát triển ngày càng đậm nét của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, trong đó có Bảo Việt. Có thể nói, việc đa dạng hóa đầu tư của các tập đoàn và doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển kinh doanh, đồng thời, sự gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các đối thủ tiềm năng đòi hỏi các doanh nghiệp phải bám sát thị
trường, nhạy bén và năng động nắm bắt những thời cơ mới để giảm thiểu rủi ro theo kiểu “không bỏ hết trứng vào một giỏ”.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2007, tổng giá trị tài sản của 70 tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt hơn 803.000 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu là 323.000 tỉ đồng, số vốn đầu tư ra bên ngoài của các tập đoàn, tổng công ty có giá trị lên đến gần 117.000 tỉđồng. Trong đó 28/70 tổng công ty có hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm... với giá trị hơn 23.300 tỉđồng. ( Nguồn: Tạp chí tài chính, tháng 9/2010, p12)
Bên cạnh những hiệu ứng tích cực, nó cũng biểu hiện những tác động mặt trái như: sẽđánh mất
đi lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh của mình, rất dễ mắc sai lầm do phân tán các nguồn lực và thiếu kinh nghiệm của bộ máy quản lý. Bên cạnh đó, việc kiểm soát vốn trong hoạt động đa lĩnh
vực rất phức tạp, nếu làm không tốt thì sự thất thoát, lãng phí và khả năng đổ vỡ tài chính là những nguy cơ có thực.
Bảo Việt đã phải trả giá cho những hoạt động đa ngành của mình qua các dẫn chứng ở phần trên, Như vậy, theo tôi Bảo Việt nên tập trung vào những hoạt động kinh doanh chính của mình với những lợi thế cạnh tranh đang có, với những lĩnh vực khác nhưđầu tư chứng khoán, bất động sản, du lịch… nên giảm bớt hoạt động đầu tư, hoặc có thể sau khi phân tích thị trường, nếu thấy xu hướng kinh doanh không có hiệu quả thì nên thoái vốn để tạo nội lực cho hoạt động kinh doanh chính là bảo hiểm và tài chính.