2. Phân tích chiến lược kinh doanh hiện tại của Tập đoàn Bảo Việt
2.1.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô: Trước khi đi vào xác định vị tríc ạnh tranh của Bảo Việt với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, chúng ta phân tích Bảo Việt trong môi trường vĩ mô để
với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, chúng ta phân tích Bảo Việt trong môi trường vĩ mô để
thấy những đặc điểm thay đổi của môi trường vĩ mô có thể tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Bảo Việt cũng như bất kỳđối thủ nào, từđó xác định các hành động đáp ứng lại những thay đổi trong ngành.
Để phân tích những yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng ở cấp độ trực tiếp đến hoạt động của Tập đoàn, mô hình PEST là công cụ hữu hiệu.
Môi trường chính trị, luật pháp (P)
Với một nền chính trịổn định, vị thế của Việt Nam ngày một nâng cao trên thị trường quốc tế từ đó tạo niềm tin cho doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay, khi xu hướng toàn cầu hoá lan rộng khắp nơi, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh, từđó có thêm kinh nghiệm để hoạt động tốt trong lĩnh vực của mình.
Là một nước đang phát triển, Việt Nam còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng và áp dụng các bộ
làm ăn với đối tác nước ngoài, các chính sách của Việt Nam thể hiện nhiều bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế (E):
Theo các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, khả năng đạt mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2010 là 6,5% cho dù hiện tại nền kinh tế Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong báo cáo Doing Business 2010 của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tại Hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam ( CG) ngày
07/12/2010 tại Hà Nội thì môi trường kinh doanh tại Việt Nam xếp thứ 93, tụt 2 bậc so với năm trước.
Hình 8. Biểu đồ về xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2010
( Nguồn: Vụ Kinh tếđối ngoại, 2010, Bộ KHĐT)
Điều này cho thấy Việt Nam vẫn phải cố gắng nhiều trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước khác khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp xúc với các nguồn vốn lớn được thuận lợi hơn, đó cũng chính là cách giúp doanh nghiệp Việt Nam có ưu thế khi cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt như những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính bảo hiểm như Bảo Việt khi các dịch vụ về tài
chính luôn tồn tại trong các nền kinh tế phát triển và các doanh nghiệp càng phát triển lớn mạnh thì càng cần đến vốn.
Môi trường xã hội – dân số (S):
Theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và có cơ cấu dân số
trẻ (số người dưới độ tuổi 35 chiếm 65 - 68%), tức là đang bước vào thời kỳ dân số vàng (với tỷ
lệ nhóm người trong độ tuổi lao động gấp đôi nhóm tuổi phụ thuộc), như vậy chúng ta sẽ có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào.Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam trong những năm gần đây là 7 - 7,5%, đó là những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp, đặc biệt cho ngành bảo hiểm
đang cần thiết một lượng nhân lực đủ lớn. Đồng thời, với quá trình quốc tế hoá, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao, nhu cầu cần có những dịch vụ tốt nhất để phục vụ cuộc sống và phòng tránh rủi ro là điều tất yếu, chính vì vậy, các sản phẩm về dịch vụ bảo hiểm là lựa chọn của các cá nhân, tổ chức.
Theo báo cáo của Bảo Việt ước tính, tỷ lệđóng góp của phí bảo hiểm gốc nhân thọ và phi nhân thọ trong GDP của Việt Nam năm 2010 tương ứng là 0,8 và 0,88. Các tỷ lệ này trong năm 2011 là 0,83 và 0,93. Theo đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam dự kiến tăng trưởng trên 20% trong năm 2010 và 2011. ( Nguồn: Ban Nghiên cứu thị trường, 2010, Bảo Việt)
Môi trường công nghệ (T)
Mặc dù yếu tốứng dụng công nghệ thông tin không có vai trò quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp, song trong thời đại thông tin, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nếu ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh không tốt chắc chắn sẽ kéo lùi doanh nghiệp lại so với đối thủ. Do đó, để các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh lại được thì đương nhiên doanh nghiệp phải có chiến lược và dự án phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin cụ thể, rõ ràng. Tại Bảo Việt, hướng phát triển lâu dài trong công nghệ thông tin đã hỗ trợ hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt rất nhiều, trên cơ sở kế hoạch tổng thể, một loạt các dự án đã
được triển khai như Trung tâm Dữ liệu, hệ thống mạng lõi, phần mềm Bravura, phần mềm BVACCOUNT, phần mềm BVCARE, phần mềm chứng khoán,…
Môi trường thế giới:
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 đã và đang làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế
thế giới bị chững lại, trong đó có Việt Nam. Những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng này đã lan toảđến tất cả các ngành, các lĩnh vực và bảo hiểm cũng không phải ngoại lệ, Bảo Việt cũng nằm trong sốđó. Điều này làm cho khả năng khai thác bảo hiểm gặp nhiều khó khăn, hiện