Xác định vị tríc ạnh tranh của ngành

Một phần của tài liệu Tập Đoàn Bảo Việt: Thực Trạng Chiến Lược Phát Triển Kinh Doanh Và Đề Xuất Giai Đoạn 2011 2013 (Trang 29 - 32)

2. Phân tích chiến lược kinh doanh hiện tại của Tập đoàn Bảo Việt

2.1.1.2. Xác định vị tríc ạnh tranh của ngành

* Các đặc đim kinh tế ni tri ca ngành:

Thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm qua đã có những đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Điều này được thể hiện ở các đặc điểm sau:

Do số lượng doanh nghiệp bảo hiểm tham gia thị trường ngày càng tăng, làm cho thị trường luôn có sự cạnh tranh sôi động.

Thị trường Bảo hiểm phát triển đã nâng cao được nhận thức của người dân về bảo hiểm, bên cạnh đó còn tích cực góp phần vào công tác đề phòng và hạn chế tổn thất. Với đội ngũ cán bộ và

đại lý bảo hiểm ngày càng đông, họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng để tuyên truyền, giới thiệu về bảo hiểm, từđó làm cho nhận thức của người dân về vai trò của bảo hiểm ngày càng được nâng cao.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam từng bước hội nhập với thị trường bảo hiểm khu vực và quốc tế. Với sự phát triển nhanh chóng, ổn định của thị trường, vai trò vị thế của Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế và khu vực thông qua các cơ chế hợp tác thương mại, dịch vụ tài chính đa phương và song phương, như với các nước ASEAN, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Đặc biệt chúng ta đã gia nhập WTO và thực hiện các cam kết hội nhập về tự do hóa thương mại, dịch vụ tài chính trong đó có bảo hiểm. Điều này cho thấy, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã thực sự hội nhập với thị trường bảo hiểm khu vực và thế giới.

* Các lc lượng cnh tranh trong ngành:

Sử dụng 5 thế lực tác động cạnh tranh của M.Porter để phân tích các lực lượng cạnh tranh trong ngành. Như chúng ta biết ngành kinh doanh ởđây là ngành dịch vụ bảo hiểm, tài chính, đầu tư, chứng khoán, bao gồm các doanh nghiệp cùng làm ra các sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) có thể

thay thế cho nhau để thỏa mãn cùng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Nhiệm vụ của nhà chiến lược là phân tích các tác động của lực cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh để nhận diện ra các cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp gặp phải theo lý thuyết, việc lựa chọn 5 thế lực tác

động cạnh tranh của Mr.Porter sẽ giúp cho nhà hoạch định chiến lược nhận diện vấn đềđó. Tôi vận dụng mô hình này để phân tích cụ thể các lực cạnh tranh mà Bảo Việt gặp phải trong ngành. Do vậy điều quan trọng khi sử dụng mô hình này phải có những nhận định chính xác về mỗi thành tố của mô hình cụ thể.

S cnh tranh ca đối th trong ngành

Đó là các doanh nghiệp có năng lực và ngành nghề kinh doanh tương đồng, có năng lực tài chính và có khả năng cạnh tranh cao so với Bảo Việt. Các đối thủ này đều là các doanh nghiệp có truyền thống trong ngành bảo hiểm, có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động dịch vụ tài chính như: Bảo hiểm Dầu khí (PVI), Bảo hiểm Bảo Minh (BMI), Bảo hiểm Xăng dầu ( PJICO) và với

đặc điểm nền kinh tế Việt Nam nhưđã phân tích ở trên, các doanh nghiệp này đều có nhiều thuận lợi để tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bên cạnh đó, việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức hoạt động kinh doanh gọn nhẹ, tính chuyên nghiệp

được nâng cao, có sự liên kết và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp cũng là yếu tố được các doanh nghiệp bảo hiểm quan tâm. Đồng thời phát triển mạnh việc bán bảo hiểm qua khâu trung gian như: môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, ngân hàng thương mại... Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ cán bộ bảo hiểm và đại lý bảo hiểm trong đó có trang bị kiến thức bảo hiểm cho các cán bộ bảo hiểm đã tốt nghiệp cử nhân, kỹ sư từ các chuyên ngành khác. Nâng cao trình độ quản lý rủi ro, giám định tổn thất, tính phí bảo hiểm, quản trị doanh nghiệp, đây là thế lực mạnh nhất trong 5 thế lực cạnh tranh.

Hình 12: Doanh thu bảo hiểm phi nhân thọ của 5 doanh nghiệp dẫn đầu những năm gần đây (đơn vị: tỷđồng) (Nguồn: Hiệp hội Bảo hiểm Việt, 2010)

S cnh tranh ca đối th tim năng

Do số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm được cấp phép hoạt động ngày một gia tăng, do đó đối thủ cạnh tranh mới trong lĩnh vực này ngày càng nhiều.Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nếu đủđiều kiện, tuân thủđúng luật định đều có quyền xin phép thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó có các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài theo cam kết WTO. Điều này làm cho môi trường bảo hiểm vốn đã có sự cạnh tranh gay gắt nay càng gay gắt hơn, đặc biệt nguồn nhân lực luôn bị xáo trộn bởi sự trèo kéo của các doanh nghiệp bảo hiểm mới, đặc biệt là DNBH nước ngoài có ưu thế về vốn lớn, thu hút được nhiều nhân lực trẻ và giỏi. Đây thực sự là khó khăn và thách thức lớn đối với ngành bảo hiểm nói chung cũng nhưđối với Bảo Việt nói riêng.

Korea Life là một ví dụ. Công ty này được thành lập tháng 4/2009 và đã nhanh chóng giành được 0,28% thị phần doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ gốc và 1,14% thị phần khai thác mới trong năm 2009. ( Nguồn: Ban Nghiên cứu thị trường, 2010, Bảo Việt)

S cnh tranh ca các sn phm thay thế: Các sản phẩm thay thế gần như không có.

S cnh tranh ca nhà cung ng:

Trong ngành bảo hiểm cũng có nhiều nhà cung ứng như cung cấp các phần mềm công nghệ

thông tin, các dịch vụ về nhân lực, giải pháp chăm sóc khách hàng… để làm nên một sản phẩm bảo hiểm. Sự cạnh tranh của các nhà cung ứng này càng ngày càng khốc liệt vì số nhà cung ứng ngày càng nhiều, có tiềm năng về: tài chính, quy mô lớn, quảng cáo tiếp thị tốt, khuyến mãi lớn, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt. Ngoài ra các nhà cung ứng còn liên kết, liên doanh đểđấu giá cung ứng dịch vụ nhằm mục đích thoả mãn sự hài lòng của khách hàng. Tại Bảo Việt, khi chọn một đối tác để cung cấp một gói dịch vụ thường được ban quản trị cân nhắc rất kỹ nhằm tránh rủi ro khi áp dụng vào doanh nghiệp.

S cnh tranh ca khách hàng

Ngày nay, bảo hiểm không còn là từ quá xa lạ với cộng đồng xã hội, người dân đã bắt đầu nhận thức đầy đủ vai trò và tầm quan trọng của bảo hiểm đối với cuộc sống cộng đồng và cuộc sống cá nhân. Chính sự tương tác này đã làm cho “miếng bánh” thị phần bảo hiểm được mở rộng chứ

không bị thu hẹp, co cụm như thời gian trước. Trong thời gian tới, giai đoạn từ 2010-2015, thị

trường bảo hiểm Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục phát triển và biến chuyển không ngừng, điều đó mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tập Đoàn Bảo Việt: Thực Trạng Chiến Lược Phát Triển Kinh Doanh Và Đề Xuất Giai Đoạn 2011 2013 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)