3.2.2.1 Phương án bổ sung mới các tuyến cáp quang:
- Thiết lập mới các tuyến quang trục chính liên kết giữa các trạm lặp quang với nhau và với Trung tâm Truyền Dẫn Phát Sóng theo cấu hình 1+1.
- Thiết lập mới các tuyến quang liên kết giữa các trạm lặp quang với các ODF quang và node quang theo cấu hình 1+1.
- Thiết lập mới và sử dụng hệ thống truyền dẫn quang có sẵn để phục vụ truyền hình trực tiếp cho Đài Hà Nội và trao đổi chương trình của các đối tác.
3.2.2.2 Phương án cấp nguồn tín hiệu quang:
Thiết kế và thi công mới hai nguồn tín hiệu quang cấp theo hai hướng từ Trung tâm Truyền Dẫn Phát Sóng đến các Trạm lặp quang và ODF quang, các node quang cũng được cấp tối thiểu hai nguồn quang từ Trạm lặp quang và ODF quang. Nguồn tín hiệu quang (bao gồm nguồn chính và nguồn dự phòng) cấp cho các Trạm lặp, ODF quang và node quang phải có công suất quang xấp xỉ bằng nhau để đảm bảo độ ổn định tín hiệu RF cấp ra mạng đồng trục của node quang.
3.2.2.3 Phương án thay thế thiết bị quang:
Sử dụng các bộ chuyển mạch quang tại các Trạm lặp và ODF quang, thi công cải tạo nâng cấp các ODF quang, sử dụng các ODF chuyên dụng, thay thế toàn bộ các dây nối quang loại FC/APC bằng loại SC/APC vì loại FC/APC có độ ổn định tín hiệu không cao và suy hao lớn. Tại node quang các sợi quang được hàn nối với các dây nối
quang phải có măng xông bảo vệ và được gắn chắc chắn trong tủ quang. Bổ xung thêm modul thu quang cho các node quang để hoạt động được cấu hình 1+1. Thay thế các máy khuếch đại quang có công suất 22dBm bằng khuếch đại quang loại 13dBm đến 16dBm cho hệ thống quang có cự ly lớn. Sử dụng các máy khuếch đại quang loại 19dBm và loại 22dBm cho các vị trí Trạm lặp, ODF để phân phối nguồn tín hiệu quang cho các node quang.
3.2.2.4 Phương án vận hành khai thác và bảo dưỡng hệ thống truyền dẫn quang:
- Vận hành khai thác: Lập hồ sơ quảng lý mạng quang, hồ sơ mặt bằng các tuyến các quang, hồ sơ đo thông tuyến của các tuyến, hồ sơ nhật ký mức công suất quang của hệ thống, hồ sơ thống kê vật tư mạng quang.
- Khai thác và xử lý sự cố mạng: Hệ thống mạng sau khi được thi công xong và đưa vào sử dụng có độ ổn định cao. Các bước tiến hành sử lý sự cố sau khi tiếp nhân thông tin bị sự cố quang qua cảnh báo của hệ thống ta thực hiện các bước sau:
+ Dùng máy đo công suất quang, máy đo OTDR để xác định nguyên nhân. + Nếu trường hợp tín hiệu quang bị sụt giảm tại phía thu thường có những
nguyên nhân suy hao cáp do bị gập, bị uốn cong, suy hao lớn tại các điểm kết nối adapter quang, suy hao tại mối hàn nối hoặc thiết bị bị lỗi.
Cách xử lý: dùng máy hàn sợi quang hàn lại các điểm suy hao cáp và mối hàn cũ, thay thế thiết bị lỗi.
+ Nếu trường hợp tín hiệu quang không có tại phía thu thường có những nguyên nhân do đứt cáp quang hoặc thiết bị hỏng, mất nguồn điện AC cung cấp cho thiết bị.
Cách xử lý: dùng máy hàn sợi quang hàn các điểm cáp đứt, thay thế thiết bị hỏng, cấp lại nguồn điện AC cho thiết bị.
+ Trường hợp tín hiệu quang bị suy hao lớn tại λ1550nm, suy hao nhỏ tại λ1310nm nguyên nhân do tán sắc, tán xạ tại điểm kết nối hoặc sợi quang bị uốn cong quá lớn.
Cách xử lý: dùng máy hàn quang hàn lại sợi quang bị lỗi, sắp xếp lại sợi quang để không bị uốn cong.
- Bảo dưỡng hệ thống mạng: Lập kế hoạch công tác bảo dưỡng mạng, lập hồ sổ quản lý bảo dưỡng mạng.
Công tác bảo dưỡng hệ thống mạng, bảo dưỡng trạm lặp, node quang, ODF quang
+ Đo kiểm mức tín hiệu quang cấp đến, tín hiệu quang cấp đi so sánh các mức tín hiệu quang này với mức tín hiệu quang cũ => kết luận tính ổn định của hệ thống. Nếu các mức quang này có độ dao động lớn thì cần phải có giải pháp xử lý ngay để đảm bảo chất lượng mạng.
+ Bảo dưỡng các thiết bị.
+ Bảo dưỡng hệ thống UPS (hệ thống nguồn điện dự phòng cho thiết bị) + Vệ sinh tủ chuyên dụng, thiết bị
+ Kiểm tra nhiệt độ môi trường làm việc của thiết bị. + Nhật ký lại công tác bảo dưỡng.
+ Kéo lại các đoạn cáp quang bị trùng, đeo thẻ nhận dạng cáp quang của đơn vị. + Treo lại các điểm cáp dự phòng, măng sông trên tuyến.
+ Thường xuyên tuần tra mạng cáp phát hiện kịp thời những đoạn không đảm bảo an toàn để có phương án xử lý ngay.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
Với tình hình nền kinh tế nước ta hiện nay đang trong thời kỳ mở cửa và hội nhập quốc tế nên nhu cầu cập nhật thông tin ngày càng cao, mặc dù đã có các công nghệ khác như thoại, số liệu, truyền hình quảng bá. Mặt khác do trình độ dân trí của người dân được nâng cao nên sự đòi hỏi về các nhu cầu giải trí càng cao. Trong khi đó các kênh truyền hình quảng bá lại không thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Vì vậy sự phát triển của công nghệ truyền hình cáp là tất yếu.
Trong mạng truyền hình cáp hữu tuyến thì hệ thống truyền dẫn quang đóng vai trò quan trọng vì có nhiều ưu điểm như : Băng thông lớn, môi trường truyền dẫn là sợi quang có kích thước nhỏ, sự cách li về điện, không bị ảnh hưởng bởi nhiễu, có tính bảo mật thông tin cao, suy hao đường truyền thấp, tính linh hoạt cao, dễ dàng nâng cấp hệ thống khi cần thiết. Hiện nay do giá thành thiết bị quang thấp, nhất là giá thành của cáp quang nên để kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao các nhà mạng CATV đã phát triển mạng quang là chính và lấy hệ thống truyền dẫn quang làm bộ khung của mạng CATV. Với cách làm này thì chi phí đầu tư ban đầu vào mạng CATV được giảm xuống và chất lượng của dịch vụ được nâng cao.
Trong đồ án này, em đã diễn đạt một cách tổng quát về truyền hình cáp hữu tuyến, nguyên lý cấu tạo và hoạt động của hệ thống truyền dẫn quang CATV và phương pháp nâng cấp cải tạo hệ thống truyền dẫn quang cho Truyền hình cáp Hà Nội, nó giúp nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng như: Tín hiệu có hình ảnh đẹp hơn tại phía khách hàng, thời gian bị mất tín hiệu do sự cố hệ thống ít, chất lượng đường truyền của dịch vụ internet cao. Đồng thời trong đồ án này em cũng trình bày ứng dụng internet trên mạng CATV của Truyền hình cáp Hà Nội. Công nghệ EOC có nhiều ưu điểm vượt trội hơn công nghệ CMTS do vậy đã được triển khai trên hệ thống truyền hình cáp Hà Nội với sự hợp tác giữa Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Truyền Thanh Truyền Hình Hà Nội và Công ty Cổ Phần Hạ Tầng Viễn Thông CMC TI, hai đơn vị kết hợp với phương thức hoạt động chia sẻ hạ tầng sẵn có để khai thác dịch vụ internet trên mạng CATV.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1) Tổ kỹ thuật và giải pháp mạng Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Truyền Thanh Truyền Hình Hà Nội, Cẩm nang kỹ thuật truyền hình cáp, quyết định số 24/QĐ-DVTH, trang 101 (tập 1, 2/2006).
2) Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Truyền Thanh Truyền Hình Hà Nội, Kỹ thuật mạng truyền dẫn quang, trang 17 ( 3/2011).
3) Công ty CMC TI, Giới thiệu công nghệ truy cập internet trên mạng CATV, trang 38 ( 12/2011).
Tiếng Anh:
1) Kingtype EOC System design/deploy/ATP.
2) Document for the certification of EuroDocsis CMs and CMTSs Final version 3.
3) Product catalogues of PAMA, C-Cornet, Scientific Atlanta, ComScope, Teleste, Tonercable, Danlab, Corning Gilbert, Harmonic…….
Danh mục Website tham khảo: 1) www.Catvworld.net