So sánh công nghệ CMTS và công nghệ EOC

Một phần của tài liệu Hệ thống truyền dẫn quang trong mạng truyền hình cáp CATV (Trang 93 - 95)

2 Kiến nghị

3.1.2.3So sánh công nghệ CMTS và công nghệ EOC

Công nghệ CMTS:

- Để triển khai được công nghệ CMTS đòi hỏi hạ tầng mạng CATV phải đồng bộ, có chất lượng cao và các thiết bị như node quang, khuếch đại cao tần phải chạy được hai chiều.

- Gía thành để triển khai cao hơn công nghệ EOC khi công nghệ EOC kết hợp với công nghệ FTTH.

- Chỉ lắp đặt được trên mạng tại vị trí các node quang do node quang đã có sẵn modul phát quang cho tín hiệu ngược dòng.

- Công nghệ CMTS sử dụng phương pháp FDM, có hướng đường xuống tại dải tần số cao và hướng đường lên tại dải tần số thấp nên khi số lượng thuê bao tăng đồng nghĩa với việc tăng các kênh đường truyền của các CMTS, do vậy nó

- Tốc độ đường truyền thấp hơn tốc độ của EOC.

- Độ ổn định đường truyền không cao do sử dụng các bộ khuếch đại hai chiều. Công nghệ EOC:

- Triển khai trên hạ tầng mạng CATV dễ dàng, có thể lắp đặt kết nối Master trên mọi vị trí kết nối của hệ thống mạng cáp đồng trục.

- Giá Thành đầu tư thấp hơn so với công nghệ CMTS/CM do công nghệ EOC của CMC TI cung cấp có sự lai ghép giữa công nghệ FTTH và EOC.

- Công nghệ EOC sử dụng phương pháp OFDM truyền trên mạng cáp đồng trục nên không cần sử dụng các bộ modul khuếch đại ngược chiều của các bộ khuếch đại cao tần, nó sẽ làm giảm thiểu được tín hiệu bị can nhiễu trên đường truyền nâng cao chất lượng đường truyền.

- Tiết kiệm được dải tần làm việc của hệ thống. - Tốc độ đường truyền cao hơn so với CMTS.

3.2 Phương án cải tạo nâng cấp hệ thống truyền dẫn quang trong mạng truyền hình cáp Hà Nộihình cáp Hà Nội hình cáp Hà Nội

3.2.1 Hiện trạng hệ thống truyền dẫn quang truyền hình cáp Hà nội

Hệ thống truyền dẫn quang của truyền hình cáp Hà Nội do ba đơn vị thuộc Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Truyền Thanh Truyền Hình Hà Nội quản lý vận hành khai thác. Sau đây là hiện trạng hệ thống truyền dẫn quang do Trung tâm QLM&CSKH số 1 ( Trung tâm Quản Lý Mạng và Chăm Sóc Khách Hàng số 1) quản lý tại các quận Thanh Xuân, Đống Đa, Tây Hồ, Cầu Giấy, Từ Liêm và các đối tác.

Hệ thống thiết bị tại Trung tâm Truyền Dẫn Phát Sóng:

- 03 máy phát quang loại bước sóng 1550nm có công suất 9dBm. - 25 máy khuếch đại quang các loại công suất từ 13-22dBm. - 30 bộ chia quang bước sóng 1550nm.

Hệ thống truyền dẫn quang Trung tâm QLM&CSKH số 1 quản lý gồm: - 03 trạm lặp quang.

- 02 khuếch đại quang loại 19dBm, 01 khuếch đại quang loại 13dBm, 42 bộ chia quang.

- 203 node quang. - 25 ODF quang. - 350km cáp quang.

- Quản lý và cung cấp tín hiệu quang cho 04 đối tác của Công ty và các đường truyền quang trao đổi chương trình từ VCTV, QNET, VTC, SCTV, CEC, Nacencom, Vietnamnet, Đài Hà Nội 1 với Đài Hà Nội 2 về Truyền hình cáp Hà Nội, hệ thống truyền dẫn quang kênh FM3.

Do đặc điểm địa hình tại thành phố Hà Nội và chiến lược đầu tư kinh doanh của Công ty nên hệ thống truyền dẫn quang được xây dựng theo cấu trúc hình cây, thiết bị quang không đồng bộ, các điểm ODF và node quang có các đầu cáp quang hàn nối với các dây nối quang chỉ được bảo vệ bởi những casset quang. Để đảm bảo các node quang không bị mất tín hiệu quang và có chất lượng tốt thì cần phải tiến hành cải tạo và nâng cấp hệ thống truyền dẫn quang.

3.2.2 Phương án cải tạo nâng cấp

Một phần của tài liệu Hệ thống truyền dẫn quang trong mạng truyền hình cáp CATV (Trang 93 - 95)