Tiêu chuẩn truyền hình và băng thông

Một phần của tài liệu Hệ thống truyền dẫn quang trong mạng truyền hình cáp CATV (Trang 26 - 31)

1.2.1.1 Tiêu chuẩn truyền hình tương tự

Căn cứ vào đặc điểm kỹ thuật Ngành Phát thanh-Truyền hình Việt nam, hai nhà mạng truyền hình cáp lớn là Truyền hình cáp VCTV khai thác dịch vụ truyền hình tương tự theo tiêu chuẩn PAL B/G còn Truyền hình cáp Hà nội HCATV khai thác dịch vụ truyền hình tương tự theo tiêu chuẩn PAL D/K với các thông số kỹ thuật như sau:

STT Tên thông số Giá trị

1 Số lượng dòng/ảnh 625

2 Tần số quét dòng (Hz) 50

3 Tần số quét mành (Hz) 15625

4 Dải thông/kênh (Mhz) 8

5 Băng thông sóng mang video (Mhz) 6

6 Khoảng cách giữa sóng mang video và audio (Mhz)

6.5 7 Tần số điều chế IF sóng mang hình (Mhz) 38.9 8 Tần số điều chế IF sóng mang tiếng (Mhz) 33.4

Bảng 1.1: Tiêu chuẩn truyền hình tương tự

Hình 1.9: Mô tả tiêu chuẩn PAL D/K

Ưu điểm của truyền dẫn tín hiệu truyền hình tương tự trên mạng:

- Do hệ thống truyền hình quảng bá của các Đài Phát Thanh Truyền Hình trên toàn lãnh thổ Việt Nam và các máy thu truyền hình của nhân dân cùng sử dụng các thiết bị tương tự theo tiêu chuẩn PAL D/K. Các thiết bị sản xuất chương trình truyền hình, thiết bị lưu trữ đã được số hóa trong các năm gần đây, nhưng cũng chỉ dừng lại ở khâu xử lý tín hiệu, khi đến khâu truyền dẫn phải biến đổi sang tương tự, do vậy vẫn có các đường tín hiệu vào/ra tương tự để tương thích với các thiết bị tương tự đã có.

- Chi phí hòa mạng và thuê bao sử dụng thấp do người dân đang sử dụng máy thu truyền hình tương tự chuẩn PAL D/K nên các đơn vị khai thác truyền hình cáp chỉ cần phát tín hiệu truyền hình tương tự trên mạng cáp theo tiêu chuẩn PAL D/K.

- Giảm chi phí đầu tư ban đầu cho đơn vị cung cấp dịch vụ. - Chi phí vận hành và bảo dưỡng hệ thống mạng thấp.

- Nhược điểm của truyền dẫn tín hiệu truyền hình tương tự trên mạng:

- Do thiết bị điều chế tín hiệu truyền hình cáp tương tự có các bộ lọc thông dải không đạt được đặc tuyến lý tưởng, dẫn đến tín hiệu của một kênh chương trình này gây nhiễu sang các kênh chương trình liền kề làm giảm chất lượng tín hiệu khi phát nhiều kênh chương trình trên cùng một hệ thống.

- Khả năng chống nhiễu của phương thức điều chế tín hiệu tương tự thấp nên dễ bị can nhiễu của các hệ thống khác vào tín hiệu trên đường truyền.

- Không thực hiện được các dịch vụ truyền hình tương tác, truyền hình độ phân giải cao.

1.2.1.2 Tiêu chuẩn truyền hình số

Trên thế giới có ba tổ chức đưa ra các chuẩn về truyền hình số đó là: DVB (Digital Video Broadcasting) của Châu Âu, DIBEG (Digital Broadcasting Experts Group) của Nhật và ATSC ( Advance Television System Committee) của Mỹ.

DVB được thành lập năm 1993 gồm các chuyên gia kỹ thuật về truyền hình của các nước khu vực Châu Âu có chức năng nghiên cứu và phát triển các chuẩn về truyền hình số, DVB đưa ra các tiêu chuẩn truyền dẫn tín hiệu số có nén trong các môi trường. DVB phát triển các chuẩn cho truyền hình tương tác và truyền số liệu qua mạng phát hình mặt đất, vệ tinh, cáp hữu tuyến như DVB-RCT, DVB-RCC cùng các chuẩn khác lien quan đến việc triển khai truyền hình số DVB-M, MPH.

- Chuẩn DVB-T cho truyền dẫn tín hiệu truyền hình nén MPEG-2 qua mạng phát hình mặt đất.

- Chuẩn DVB-S cho truyền dẫn tín hiệu truyền hình nén MPEG-2 qua vệ tinh. - Chuẩn DVB-C cho truyền dẫn tín hiệu truyền hình nén MPEG-2 qua mạng cáp

hữu tuyến.

DIBEG được thành lập từ năm 1997 tại Nhật. DIBEG đưa ra tiêu chuẩn truyền hình số ISDB-T (Intergrated Services Digital Broadcasting Terrestrial) cho việc truyền tín hiệu truyền hình số mặt đất.

ATSC được thành lập năm 1982. ATSC cũng đưa ra chuẩn riêng của mình về truyền hình số mặt đất, vệ tinh, truyền dữ liệu qua mạng truyền hình mặt đất và vệ tinh nén audio.

Hiện nay đa số truyền hình các nước đều sử dụng chuẩn DVB-S cho truyền hình số qua vệ tinh, tỷ lệ các nước sử dụng chuẩn Châu Âu chiếm khoảng 84%. Việt Nam đã lựa chọn chuẩn DVB-S cho truyền hình số qua vệ tinh, chuẩn DVB-T cho truyền hình số mặt đất. Chuẩn DVB-C đã được truyền hình cáp Hà Nội sử dụng trên hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến.

Ưu điểm của truyền hình số:

- Khả năng chống nhiễu cao, có khả năng phát hiện và sửa lỗi

- Chất lượng tín hiệu cao

- Tiết kiệm phổ tần và các chi phí đầu tư: sử dụng công nghệ nén tín hiệu MPEG- 2 và các phương thức điều chế tín hiệu số có mức điều chế cao ( QPSK, QAM, … ), dải tần 8MHz của một kênh truyền hình tương tự hệ PAL có thể tải được 4-8 chương trình truyền hình số với chất lượng cao, do đó có thể nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên tần số.

- Có khả năng thực hiện truyền hình tương tác, truyền số liệu và truy nhập Internet.

Nhược điểm của truyền hình số:

- Hệ thống thiết bị tại trung tâm ( Headend) cho truyền hình số hiện nay bao gồm các thiết

- bị nén, ghép kênh, điều chế tín hiệu số có giá thành cao hơn các thiết bị Headend tương tự.

- Thuê bao sử dụng dịch vụ truyền hình số cần phải trang bị đầu thu và thẻ giải mã tín hiệu

- truyền hình số (Digital Cable TV set top box), đây là khoản đầu tư ban đầu lớn của thuê bao muốn sử dụng dich vụ.

Hình 1.10: Sơ đồ đấu nối hệ thống Digital TV DVB-C

Một phần của tài liệu Hệ thống truyền dẫn quang trong mạng truyền hình cáp CATV (Trang 26 - 31)