Trên thế giới hiện nay đang có hai chuẩn cho truyền dẫn số và các dịch vụ tương tác ứng dụng trên mạng CATV đó là chuẩn DOCSIS và DVB-RCC.
- Chuẩn DOCSIS:
DOCSIS ( Data Over Cable System Interface Specification – đặc tả giao diện truyền số liệu trên mạng cáp ) được tạo ra bởi MCNS ( Multimedia Cable Network System – hiệp hội các mạng cáp đa dịch vụ ) vào năm 1996 với các version 1.0, 1.1 và 1.2 . DOCSIS đưa ra mô tả kỹ thuật nhằm hỗ trợ phát triển dịch vụ tương tác qua mạng như OpenCable, PacketCable, Cable NET.
DOCSIS ứng dụng trên hệ thống mạng CATV tại Châu Mỹ với tiêu chuẩn quy định dải tần số cho các kênh hướng đường xuống từ 88MHz đến 860MHz, băng tần 6MHz của một kênh, dải tần số hướng đường lên từ 5MHz đến 42MHz. Để phù hợp với hệ thống truyền hình dựa trên chuẩn DVB-C DOCSIS đã có thêm chuẩn cho hệ thống truyền hình CATV tại Châu Âu là EURO DOCSIS chuẩn này quy định dải tần số hướng đường xuống từ 88MHz đến 860MHz, dải tần số hướng đường lên từ 5MHz đến 65MHz và với băng tần 8MHz. Những thay đổi này chỉ nằm ở lớp vật lý trong khi đó lớp MAC và các lớp cao hơn sẽ không thay đổi. Dải thông có thể cung cấp cho các kênh hướng đường lên là 200KHz đến 3,2MHz, dạng tín hiệu có thể được điều chế theo hai phương thức là QPSK hoặc 16-QAM, tốc độ đạt được của các kênh hướng đường lên như sau:
Dải tần kênh hướng lên
Tốc độ bit khi điều chế QPSK
Tốc độ bit khi điều chế 16- QAM
200 KHz 320 kbit/s 640 Kbit/s
400 KHz 640 kbit/s 1,28 Mbit/s
800 KHz 1,28 Mbit/s 2,56 Mbit/s
1,6 MHz 2,56 Mbit/s 5,12 Mbit/s
3,2 MHz 5,12 Mbit/s 10,24 Mbit/s
Bảng 3.1: Dải thông và tốc độ của các kênh DOCSIS
Hình 3.1: Phân bổ dải tần Upstream và Downstream của chuẩn EURO DOCSIS
- Chuẩn DVB-RCC:
DVB-RCC (Digital Video Broadcasting-Return Channel via Cable) được tạo ra bởi sự kết hợp giữa DVB và DAVIC (Digital Audio/Visual Consortium). IEEE 802.14 và ATM Furun, EuroCableLabs, DVB-RCC được tạo ra năm 1999. Trong hệ thống DVB-RCC, các kênh dữ liệu và báo hiệu được đóng gói và truyền tải theo phương thức truyền tải không đồng bộ (ATM-Ansynchrony Transmission Mode). ATM được phát triển nhằm hướng tới mục đích là truyền tải tất cả các loại dữ liệu qua một mạng viễn thông tích hợp băng rộng duy nhất ( B-ISDN). Sử dụng phương thức đóng gói ATM cho phép các hệ thống có khả năng cung cấp các dịch vụ truyền số liệu, các dịc vụ mạng tương tác có tốc độ cao và đặc biệt là khả năng cung cấp dịch vụ.
DVB-RCC quy định về tốc độ và dải tần làm việc cho các kênh. Các kênh quảng bá hướng đường xuống:
+ Lớp truyền tải MPEG-2TS. + Dải tần số từ 70MHz-862MHz.
+ Điều chế 16-QAM, 32-QAM, 64-QAM, 128-QAM, 256-QAM ( tốc độ lên đến 52Mb/s đối với dải thông 8MHz).
Các kênh tương tác hướng đường xuống OOB: + Gói dữ liệu kiểu ATM.
+ Dải tần số từ 70MHz-130MHz và 300MHz-862MHz.
+ Dải thông kênh 1-2MHz, 1 kênh hướng xuống OOB điều khiển 8 kênh hướng lên).
+ Điều chế QPSK ( tốc độ lên đến 6,176Mb/s).
DVB-RCC được EuroCableLabs sử dụng. Dựa trên DVB-RCC EuroCableLabs triển khai dự án EuroModem, EuroBox, EuroLoade nhằm phát triển dịch vụ tương tác trên mạng truyền hình cáp CATV.
So sánh DOCSIS và DVB-RCC:
DOCSIS được phát triển và ứng dụng tại Bắc Mỹ, do vậy các thông số của nó sẽ không phù hợp để ứng dụng trên mạng CATV tại Châu Âu và Việt Nam. Chỉ có chuẩn Euro-DOCSIS có các thông số phù hợp với các chuẩn truyền hình Châu Âu và Việt Nam, như vậy ta chỉ cần so sánh giữa chuẩn Euro-DOCSIS và DVB-RCC.
+ Về khả năng kỹ thuật: tốc độ số liệu của cả Euro-DOCSIS và DVB-RCC đều có khả năng cung cấp dòng số liệu hướng đường xuống và hướng đường lên với tốc độ 52Mb/s cho mỗi dải thông 8MHz. Tốc độ hướng đường lên của DOCSIS có khả năng cung cấp dòng bit 10Mb/s với phương thức điều chế 16-QAM ở dải thông 3,2MHz, còn DVB-RCC có tốc độ hướng đường lên 6,176Mb/s do sử dụng phương thức điều chế QPSK. Euro-DOCSIS có khả năng sử dụng phương thức điều chế QPSK và 16-QAM.
+ Về năng lực truyền dẫn: DVB-RCC là sự kết hợp giữa DVB-C và DAVIC vì thế đánh giá năng lực của DAVIC 1.2 cũng là đánh giá năng lực của DVB- RCC. Euro-DOCSIS 1.1 cũng giống DOCSIS 1.1 ở các lớp bậc cao và chỉ khác nhau ở lớp vật lý, vì vậy đánh giá năng lực MAC của DOCSIS cũng là đánh giá năng lực MAC của Euro-DOCSIS. Như vậy ta chỉ cần sử dụng kết quả này để đánh giá năng lực của Euro-DOCSIS và DVB-RCC, kết quả đánh giá cho thấy các đặc tính như: chỉ tiêu chất lượng, tải, năng suất truyền qua,
mức độ xung đột, khả năng đáp ứng yêu cầu Qos….vv. DOCSIS đều tỏ ra vượt trội so với DAVIC. Kết luận Euro-DOCSIS vượt trội so với DVB-RCC. + Về khả năng ứng dụng tại Việt Nam: chuẩn DOCSIS có các thông số kỹ thuật
như là các kênh truyền hướng đường xuống chỉ có dải thông 6MHz ( dải thông này phù hợp với các kênh truyền hình hệ NTSC), dải thông của các kênh dữ liệu hướng đường lên 5MHz-42MHz là nhỏ nên không đáp ứng được nhu cầu truyền số liệu hướng đường lên tốc độ cao khi số thuê bao tăng. Như vậy chuẩn này không khả thi khi ứng dụng tại Việt Nam.
Chuẩn DVB-RCC và DVB-C tuy đều được tạo ra bởi cùng một tổ chức nhưng DVB-RCC hoạt động độc lập. Nếu dùng chuẩn DVB-RCC không có nghĩa làm cho hệ thống đồng bộ hơn khi chọn các chuẩn khác, mặt khác các hãng sản xuất cung cấp thiết bị theo chuẩn DVB-RCC cũng rất ít. Như vậy chuẩn này cũng không khả thi khi ứng dụng tại Việt Nam.
Chuẩn Euro-DOCSIS có các thông số kỹ thuật tốc độ dòng bit hướng đường xuống, hướng đường lên, độ trễ truy nhập, thông lượng truyền qua của Euro-DOCSIS đều tương đương và hơn hẳn so với DVB-RCC. Euro-DOCSIS phù hợp với hệ thống mạng cáp CATV của Việt Nam, Euro-DOCSIS đã được lựa chọn cho các dịch vụ truyền số liệu và dich vụ tương tác qua mạng CATV của truyền hình cáp Hà Nội.