NHẬN DANH CÁC CHẤT
4.2.1. Kết quả sắc ký cột thường cao Chloroform (T3)
Kiểm tra các phân đoạn bằng TLC hệ dung môi giải ly CHCl3-MeOH (95:5; 9:1; 85:15). Gom các phân đoạn có Rf giống nhau, thu được tất cả 11 phân đoạn chính.
Bảng 4.2: Kết quả sắc ký cột thường cao T3
Phân đoạn Hệ dung môi Kết quả thử TLC
1 EP:EtOAc = 7:3 Vết kéo dài
2 EP:EtOAc = 7:3 Vết kéo dài
3 EP:EtOAc = 7:3 Vết kéo dài
4 EP:EtOAc = 6:4 Vết kéo dài
5 EP:EtOAc = 4:6 Có 1 vết đậm kí hiệu (MCD1) 6 EP:EtOAc = 5:95 Có 1 vết có UV không hiện màu
với thuốc thử
7 100% EtOAc Có 1 vết đậm kí hiệu (MCD2)
8 100% EtOAc Có 2 vết đậm kí hiệu(MCD3,
MCD4)
9 EtOAc:MeOH = 94:6 Vết kéo dài
10 EtOAc:MeOH = 9:1 Vết kéo dài
Hình 4.2: Kết quả TLC của các chất khảo sát được
9 Ở phân đoạn 5, rửa nhiều lần bằng EtOAc. Sau đó hòa tan trong MeOH và chờ kết tinh, thu được 78 mg dạng bột màu trắng. Kiểm tra bằng TLC thấy có vết tròn rõ màu cam, Rf =0.4, hệ giải ly CHCl3-MeOH (9:1). Ký hiệu là MCD1.
Các đặc tính của MCD1
− Dạng bột, màu trắng, kết tinh trong MeOH. − Điểm nóng chảy: mp = 196-197.5oC.
− Sắc ký lớp mỏng hiện màu bằng dung dịch H2SO4 10% trong EtOH. − Giải ly bằng hệ CHCl3-MeOH (9:1) cho vết tròn màu cam Rf = 0.4 − Giải ly bằng hệ CHCl3-MeOH (85:15) cho vết tròn màu cam có
Rf = 0.625
9 Ở phân đoạn 6, sau khi rửa nhiều lần bằng EtOAc. Sau đó hoà tan trong MeOH. Kiểm tra bằng TLC, nhận thấy có một vết có UV, không hiện màu với thuốc thử nhưng chưa sạch.
9 Ở phân đoạn 7, sau khi tinh sạch ta được một chất kí hiệu MCD2, khi kiểm tra TLC nhận thấy có mốt vết tròn màu tím, hệ giải ly CHCl3-MeOH (9:1), khi so sánh với mẫu chuẩn thì đó là Charantin.
9 Ở phân đoạn 8, sau khi rửa nhiều lần bằng EtOAc, hoà tan trong MeOH và CHCl3. Kiểm ra TLC thấy có 2 vết tròn màu nâu đen, hệ giải ly CHCl3- MeOH (85:15) nhưng vẫn chưa tách được.
Hình 4.3: Tinh thể MCD1 Hình 4.4: TLC của MCD1