Các phương pháp sắc ký được sử dụng

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CÂY KHỔ QUA (Momordica charantia L.) VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Trang 47 - 49)

Ở đây sử dụng hai phương pháp săc ký: sắc ký cột hấp thu và sắc ký lớp mỏng.

9 Sắc ký cột hấp thu:

Pha động là chất lỏng, pha tĩnh là chất rắn. Ở phương pháp sắc ký này các chất của hỗn hợp sẽ hấp thu hoặc dính lên bề mặt của pha tĩnh. Các hợp chất khác nhau sẽ có những mức độ hấp thu khác nhau lên pha tĩnh và chúng cũng phụ thuộc vào tính chất của pha động. Kết quả là trong quá trình pha động di chuyển chúng sẽ tách xa nhau ra.

Sự hấp thu xảy ra là do sự tương tác lẫn nhau giữa các phân tử phân cực, do sự tương tác giữa những phân tử có mang các nhóm phân cực đối với pha tĩnh rắn

Cao Ethanol 950 T1(427g) Cao cồn 500 Bã Cao H2O Lắc với cồn 500 Bã Đun hoàn lưu với cồn 950 Lọc

Cô quay loại dung môi

Lắc lần lượt với: Petrol ether Chlorofom Butanol Ethenol 950 Lắc với H2O Còn lại tan trong EtOH 950 Cao XDM T2 (50g) Cao CHCl3 T3(48g) Cao BuOH T4(39g) Bột dây lá khổ qua

là chất rất phân cực. Trong sắc ký hấp thu pha tĩnh thường là những hạt silicagel. Trên bề mặt của những hạt này có mang nhiều nhóm –OH nên dây là những pha tĩnh có tính rất phân cực.

9 Sắc ký lớp mỏng:

Trong sắc ký lớp mỏng, các nguyên liệu được sử dụng làm chất hấp thu được tráng thành một lớp mỏng, phủ đều lên trên bề mặt một tấm kiếng, tấm kim loại, thường là nhôm hoặc tấm nhựa. Các tấm này là các sản phẩm thương mại hoặc có thể tự tráng lấy trong phòng thí nghiệm. Chất hấp thu thường sử dụng trong sắc ký lớp mỏng là silicagel. Là loại pha tĩnh với tính chất rất phân cực. Pha động luôn luôn là chất lỏng di chuyển từ dưới thấp lên trên cao

Do phần lớn các hợp chất hữu cơ không có màu, nên không thấy vị trí của mẫu chất trong quá trình dung môi di chuyển đi lên trong bình triển khai, chỉ theo dõi mức dung môi gần đạt hết tấm sắc ký thì ngưng. Sử dụng các thuốc thử đặc trưng hoặc ánh sáng UV để phun xịt lên tấm sắc ký, làm hiện hình các vết.

Với sắc ký lớp mỏng người ta thường sử dụng các yếu tố làm chậm trễ Rf (Rf =a/b) để phân tích định tính sự hiện diện của mộ loại hợp chất nào đó so sánh với chất chuẩn.

• a: đoạn đường di chuyển của mẫu chất • b: đoạn đường di chuyển của dung môi

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA CÂY KHỔ QUA (Momordica charantia L.) VÀ HOẠT TÍNH KHÁNG ĐÁI THÁO ĐƯỜNG (Trang 47 - 49)