Theo Từ điển tiếng Việt “tâm lý” đợc định nghĩa là: “Toàn bộ nói chung sự phản ánh của hiện thực khách quan vào ý thức của con ngời, bao gồm nhận thức, tình cảm, ý chí... biểu hiện trong sinh hoạt và cử chỉ của con ngời”[29, tr.881]
Còn G.N.Pospelov thì cho rằng “thể hiện tâm lý nhân vật là phơng thức quan trọng để chiếm lĩnh hiện thực”[20,tr.22]
Thực chất của việc khắc họa tâm lý nhân vật chính là nhằm phân tích bản chất của mối quan hệ giữa con ngời và thế giới. Ngoài vai trò khắc họa sâu sắc tính cách, việc miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm văn học còn mang đến một khả năng phản ánh hiện thực bằng những nét tâm lý vừa cá biệt vừa hết sức phổ quát. Tâm lý vừa là một phơng diện cực kỳ quan trọng của đời sống con ngời, vừa là một thế giới bí ẩn, khó khám phá. Mỗi nhân vật có giá trị đều là một hiện tợng, một biểu tợng nghệ thuật. Biểu tợng này có nhiều ph- ơng diện mà tâm lý nhân vật là một mặt.
Trớc Bồ Tùng Linh khá lâu, đặc biệt trong truyện truyền kỳ, việc xây dựng tâm lý nhân vật đã có một truyền thống. Bồ Tùng Linh viết Liêu trai chí dị dới ảnh hởng lớn của truyền kỳ nhng đến ông ngời ta vẫn tìm thấy những đổi mới đáng kể trong việc xây dựng tâm lý nhân vật .Bên cạnh những thủ pháp truyền thống nh dùng ngoại hình, ngôn ngữ, hành động để biểu hiện tâm lý nhân vật thì Bồ Tùng Linh còn dùng thêm những bút pháp kỳ ảo thể hiện tâm lý sâu kín ở nội tâm nhân vật. Và rõ ràng điều này đã thu đợc thành công
lớn, nhất là lại ở một thể tài mới đoản thiên tiểu thuyết đúng nh giáo s Nguyễn Huệ Chi đã nhận định: “Đóng góp có ý nghĩa sáng tạo của Bồ Tùng Linh vào quá trình phát triển của t duy tiểu thuyết là việc xây dựng tâm lý nhân vật”[5, tr.126]
Những cô gái hồ thực chất là nhân vật ảo, do vậy nhà văn đã dùng nhiều yếu tố huyền thoại, kỳ ảo để khắc hoạ tâm lý nhân vật nh: biến hình, kỳ mộng, không gian - thời gian...
2.3.3.1. Biến hình.
Biến là biến đổi, biến thành một dạng khác, hình là hình thể, hình dáng bên ngoài. Nh thế biến hình là sự đổi thay về hình dáng và hình thể. Liêu trai chí dị là những câu chuyện viết về cáo, chồn, chuột, chim, cá, cây cỏ, ma ng- ời... nhng những con vật, cây cỏ, ma ngời này lại luôn luôn hiện hình ở một dung mạo khác. Và phần lớn là sự biến hình của những cô gái hồ mang lốt thiếu nữ xinh đẹp, rất mực chung tình, yêu đơng say đắm thậm chí hy sinh vì ngời mình yêu. Thời kỳ mà Bồ Tùng Linh sống cũng nh viết Liêu trai chí dị là thời kỳ tam giáo đồng nguyên: Nho - Phật - Đạo giáo cùng song song tồn tại, ảnh hởng và chi phối đời sống văn hoá tinh thần của con ngời. Bản thân Bồ Tùng Linh lại xuất thân là một nhà nho, là đại diện trung thành của Nho giáo nhng một đời long đong, lận đận trong cuộc mu sinh giúp ông có dịp gần gũi với nhân dân mà thấm nhuần t tởng của Phật giáo với thuyết luân hồi, nhân quả báo ứng và t tởng Đạo giáo tu tiên thoát tục. Trong con ngời Bồ Tùng Linh là cả một khối t tởng phức tạp chứ không thuần nhất. Nhng trong sự phức tạp về t tởng lại giúp Bồ Tùng Linh có đợc những chiêm nghiệm của một ngòi bút, tạo cho ngòi bút độ sắc nét để xây dựng lên hệ thống nhân vật hết sức phong phú đa dạng. Có những nhân vật nguồn gốc từ hồ ly, chuột, chim, cá thân thuộc với đời thờng, lại có những yêu ma, quỷ dữ theo quan niệm nhà Phật, cả những thần tiên của Đạo giáo. Những nhân vật đó một mặt sống với đời sống của mình, mặt khác lại mang khao khát trần thế, tục lụy của cõi trần
ai. Cho nên để nhập vào cuộc sống trần gian họ phải dùng tới phơng thức biến hình, để đợc sống, đợc cảm nhận, đợc hoà nhập với cõi trần gian, để đợc sống với con ngời. Trong những thiên truyện kỳ ảo này không còn ranh giới giữa cõi nhân gian trần thế với cõi âm phủ hay thần tiên. Đó chính là độ nhòe của không gian để khắc họa tâm lý nhân vật. Mợn sự thay đổi về ngoại hình những nhân vật mang lốt này gửi gắm vào đó cái ớc mơ đợc “nếm”, đợc “trải” cuộc sống của con ngời.
Đa phần những nhân vật có khát vọng đợc sống kiếp ngời đều là những cô gái chồn, hồ ly... Những nhân vật này trở thành biểu tợng của niềm khao khát đợc sống, đợc cùng hởng hạnh phúc tình yêu với những chàng th sinh nghèo nhng tài hoa và đa tình rất mực. Đó là tâm lý chung của thiếu nữ có tình yêu cháy bỏng dám đánh đổi tất cả vì ngời mình yêu. Tâm lý ấy vợt thoát khỏi vòng cơng toả của lễ giáo phong kiến. Trân trọng tình cảm của chàng Tang Sinh, Liên Hơng nguyện gắn bó vời chàng. Cũng vì tình cảm ấy mà nàng từ kiếp chồn trở thành một cô gái xinh đẹp, ngày đêm tận tình chạy chữa thuốc thang cho Sinh. Sự luân chuyển từ kiếp này sang kiếp khác dờng nh cũng đợc vận vào cô Lý trong truyện.Cô đã chết nhng vì thèm khát cuộc sống dơng thế, muốn hạnh phúc yêu đơng mà từ ma nàng hoá thành một cô gái đẹp, cũng vì mong muốn hạnh phúc lứa đôi mà nàng đầu thai vào nhà họ Chơng để kết duyên cùng Tang (Liên Hơng). Biết mình không thể chung sống trọn kiếp với Nguyên Phong cô gái chồn Tiểu Thuý đã hoá nét mặt của cô dâu nhà họ Chung giống hệt nét mặt của mình, không chỉ có nét mặt mà cử chỉ, điệu bộ, giọng nói của cô dâu họ Chung cũng giống hệt Tiểu Thúy. Sự biến hình của Tiểu Thuý một mặt để cho Nguyên Sinh đỡ nhớ thơng nhng mặt khác là cái khát vọng đợc sống kiếp ngời của cô gái chồn(Tiểu Thúy).
Biến hình là một thủ pháp nghệ thuật để thể hiện tâm lý nhân vật hồ nữ hết sức đặc sắc của Bồ Tùng Linh. Hình ảnh những kiếp hồ vì tình yêu mà biến thành ngời con gái xinh đẹp, sống cùng duyên nợ với cõi trần ai thờng
xuyên xuất hiện trong Liêu trai. Sự biến hoá ấy mang lại cảm giác ngạc nhiên bất ngờ cho ngời trong cuộc, đặc biệt là những chàng th sinh đa tình dễ bị mê hoặc bởi vẻ đẹp mỹ nữ.
2.3.3.2. Kỳ mộng.
Mộng là một hiện tợng tâm lý xảy ra trong giấc ngủ và đợc cấu thành bởi hàng loạt hình ảnh, sự diễn biến của nó giống nh một vở kịch.
Trong Liêu trai chí dị, mộng là một yếu tố thẩm mỹ, xuyên suốt rất nhiều câu chuyện, thậm chí “mộng” còn là một quan niệm nghệ thuật của Bồ Tùng Linh về cuộc đời và con ngời. Sự thể hiện của mộng cũng hết sức đa dạng, từ giấc mộng tình yêu hôn nhân, giấc mộng công danh, đến giấc mộng nhân sinh ớc mơ cuộc sống no đủ, ấm áp. Miêu tả những giấc mộng kỳ lạ cũng là một cách thể hiện tâm lý nhân vật trong thế giới yêu đơng. Kỳ mộng của con ngời thờng xuất hiện vào ban đêm, đó cũng là lúc những hồn ma, hồ nữ... đội lốt ngời tìm đến (Chàng th sinh đất Phợng Dơng, Mộng thấy chồn...). Nhng kỳ mộng không phải trong câu chuyện nào cũng có, phải có một tâm lý bất thờng luôn lo lắng, hay băn khoăn một điều gì thì lúc ấy trong giấc ngủ ngời ta mới thấy kỳ mộng. Điều đặc biệt các nhân vật nằm mộng thờng là các nho sỹ th sinh. Trong giấc mộng họ gặp ngời đẹp, kết duyên ân ái hết sức vui vẻ. Chàng Đổng Sinh dù cố tránh không muốn gần ngời đẹp nhng trong mộng chàng lại thấy mình đang ân ái cùng ngời đẹp khi tỉnh thì “đã di tinh”(Đổng Sinh). Những gì xảy ra trong mộng vốn không phải thực nhng ở trong Liêu trai mộng lại đúng là thực. Phải chăng những cô gái hồ đó đã thác ra mộng để đợc hoà vào thế giới của cõi tục, để thoả cái khát vọng yêu đơng.
“Chàng th sinh đất Phợng Dơng”, cả hai vợ chồng đều mộng xảy ra biến cố bởi sự xuất hiện của ngời đẹp. Trớc đó, ngời chồng đi du hành quá thời hạn vẫn cha có tin tức gì. Ngày đêm ngời vợ khắc khoải mong chờ nhất là khi “đêm trăng chiếu rèm tha” nỗi nhớ chồng lại vấn vơng trong lòng. Ngời đẹp xuất hiện nh một chớng ngại vật để thử thách tình cảm lâu nay giữa hai
ngời mà họ tự mộng tởng. Đồng thời sự xuất hiện của ngời đẹp trong mộng cũng giúp các nhân vật bộc lộ tâm lý sâu kín nhất của mình. Với chàng trai - ngời đã cùng với ngời đẹp làm một cuộc “bớm ong lả lơi” thì sự xuất hiện của ngời đẹp là dịp để chàng bộc lộ những ẩn ức, những khát khao dục vọng bản năng của mình. Đó là cuộc đời thứ hai mà chàng cũng nh bao th sinh khác hằng ao ớc “bừa bãi phóng túng tạm bợ nhng hợp với lòng mình, đợc yêu chính ngời mình lựa chọn không chút bận tâm đến nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội. Cuộc đời ấy thoáng qua và biến đi rất nhanh nhng lại đầy ý nghĩa, để lại một chút d vị ngọt ngào không bao giờ mất” [4, tr.5]. Còn với ngời vợ, trớc sự lả lơi của ngời chồng với ngời đẹp, ngời vợ đau đớn chứng kiến những cảnh mây ma trong phòng. Gặp lại ngời em chồng, chị dâu đó đã thuật lại câu chuyện, ngời em vác tảng đá lớn ném vào đầu anh. Ngời vợ đi vào mộng bởi tâm lý xa chồng lâu ngày, đang trong cảnh đơn chiếc, lẻ bóng, nhớ nhung khôn xiết. Những sự kiện xảy ra trong mộng phản ánh tâm lý lo lắng, bất an về ngời chồng. Nàng lo sẽ bị chồng hờ hững, bỏ rơi, không đoái hoài... giấc mộng nh nối kết, làm xua tan sự xa cách, khẳng định tình yêu bền chặt vợt qua mọi không gian và thời gian.
Mộng thấy chồn, Tất Di Am một đêm nằm ngủ cảm thấy có ngời lay gọi. Tỉnh dậy nhìn xem thì là thiếu phụ chồn. Trong mộng gặp ngời đẹp, cùng ngời đẹp ân ái rất mực. Mơ mà lại là thực. Phải chăng những cô gái chồn đó đã thác ra giấc mộng để cùng chung cùng hởng hạnh phúc yêu đơng với con ngời. Đó là tâm lý hết sức sâu kín của những cô gái hồ mà có lẽ chỉ Bồ Tùng Linh mới nắm bắt đợc và diễn tả nó hết sức sinh động, ấn tợng.
Mộng là yếu tố quan trọng tạo ra sự kỳ lạ, quái đản cho câu chuyện, đồng thời cũng tạo nên vẻ h - ảo cho nhân vật hồ nữ.
2.3.3.3. Không gian - thời gian.
Không gian là hình thức tồn tại của vật chất - con ngời trong cuộc đời. Không gian nghệ thuật trong Liêu trai chí dị chính là nơi diễn ra những mối
“kỳ tình” giữa ngời và hồ nữ đầy biến ảo. Trong đó có sự tồn tại của không gian thực, không gian ảo, xen kẽ liên hoàn.
Trong Liêu trai, có sự tồn tại của không gian địa lý, vừa mang tính ớc lệ tợng trng vừa có ý nghĩa cụ thể. Những làng xã, bờ ao, đầm hồ, chùa chiền... đã không còn màu sắc dân gian nơi hội hè, tụ tập, làm ăn của con ngời. Đầm sen mênh mông thành biểu tợng của cái đẹp - nơi tài tử giai nhân hội ngộ, nh- ng cốt lõi là cái cuồng si đến đam mê của chàng th sinh họ Tống đi “lùng” ng- ời đẹp, là hạnh phúc ái ân (Hà Hoa tam nơng tử). Bến đò trở thành nơi kẻ sĩ trú chân, là nơi con ngời chấp nhận những nghịch lý để thoả khát vọng hạnh phúc, tình yêu nhục cảm mà định kiến thờng cha cho họ hởng (Liên Hơng). Phòng trọ, th phòng vốn là nơi tu thân dỡng tính, dùi mài kinh sử của kẻ sĩ thì nay trở thành không gian địa điểm gặp gỡ, thăng hoa những cuộc tình duyên đôi lứa. Điều đó, có ý nghĩa rất lớn, phản ánh sức mạnh kỳ diệu của tình yêu luyến ái. Một đặc điểm nữa là những cuộc gặp gỡ của con ngời và hồ ma th- ờng diễn ra trong bối cảnh không gian khác lạ, ở những nơi núi rừng hoang vu tĩnh mịch, nơi đồng không mông quạnh (Anh Ninh, Tiểu Mai, Cô T họ Hồ...) không gian h ảo này hoàn toàn đối lập với không gian dơng thế ban ngày con ngời sống. Chính điểm này đã tạo nên tính chất h ảo, kỳ lạ của những cô gái hồ, những chuyện tình hồ - ngời trong Liêu trai.
Thời gian nghệ thuật là phơng tiện triển khai hình tợng đồng thời cũng là phơng tiện khám phá sự vận động của cuộc sống. Về bản chất nó là thời gian con ngời (gắn liền với sự vận động của ớc mơ, lý tởng, quá trình phát hiện ra sự sống). Thời gian nghệ thuật vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan, phụ thuộc vào ý đồ nghệ thuật của tác giả.
Thời gian nghệ thuật để bộc lộ tâm lý những cô gái chồn là thời gian sinh hoạt. Thời gian sinh hoạt gắn liền với những con ngời cụ thể, những mảng đời thực trong từng đơn vị thời gian cụ thể. Những nhân vật dù thực hay ảo trong thế giới tình yêu Liêu trai dù sống ở các cõi khác nhau, vẫn chịu ảnh
hởng của thời gian trần thế, có sinh có tử, có hợp có ly, theo vòng chuyển của thời gian. Nếu nh trong cổ tích, thời gian nghệ thuật là thời gian chức năng, thời gian phiếm chỉ. Những khoảnh khắc kỳ diệu của thời gian “chỉ trong phút chốc”, “chỉ có một đêm” có tác dụng hiện thực hoá nhân vật trong cổ tích, con ngời trẻ mãi không già thì với Liêu trai lại khác. Nhân vật trong Liêu trai dù có nguồn gốc xuất xứ nh thế nào, tiên quỷ hay ma hồ đội lốt một khi sống trong thế giới của ngời trần thì phải tuân theo những quy luật thời gian của cuộc đời.
Thời gian để cho những cô gái hồ gặp gỡ, ân ái cùng với những chàng th sinh thờng nghiêng về thời gian sinh hoạt, ban đêm, hoặc rạng sáng mờ ảo. Khi mặt trời tắt, màn đêm buông xuống đây là thời điểm thích hợp cho sự phóng túng nhục dục (Đổng Sinh, Hà Hoa tam nơng tử...). Thời gian đêm có khi là thời điểm cho sự bùng lên khát vọng đam mê nhục cảm của những cô gái hồ. Vì họ cha một lần đợc nếm mùi hạnh phúc nên tự mình chủ động hiến dâng. Họ muốn thông qua nhục cảm mà thể hiện tình yêu (Liên Hơng, Cô Xảo). Thời gian ban đêm cũng là khoảnh khắc thăng hoa của hạnh phúc ân ái mà những tâm hồn cô đơn đã tìm đến với nhau ( Hoa Cô Tử). Đây cũng là thời khắc để cho nhân vật hồ nữ xuất hiện, biến hình, đội lốt thiếu nữ xinh đẹp để tận hởng lạc thú trần gian (Hồng Ngọc, Cô Mời Bốn họ Tân).
Giữa vòng quay của thời gian không gian có có - không không, cuộc đời con ngời thoáng chốc vụt trôi nh giấc mộng, Bồ Tùng Linh đã nhắn gửi đến chúng ta những h thực của chốn nhân sinh. Đồng thời việc tạo dựng không gian và thời gian h ảo, tác giả cũng khắc hoạ đợc tâm lý sâu kín của những cô gái hồ. Đó chính là tâm lý khát sống, khát yêu. Tình yêu và luyến ái chính là sợi dây níu kéo những cô gái hồ ở lại trần gian cùng với con ngời, để đợc “nếm”, đợc “trải” mùi vị nhân gian.
Nh con ong làm mật, hút giọt mật thơm dâng hiến cho cuộc đời, nhà văn đã đa những trải nghiệm của bản thân trong cuộc đời mình vào trang viết,
dâng hiến cho cuộc đời những triết lý nhân sinh cao đẹp. Bồ Tùng Linh cũng vậy. Phải là ngời đắm mình trong cuộc sống, cảm và hiểu những khía cạnh muôn màu vẻ của đời sống ông mới có thể viết nên những trang truyện thấm đợm ý vị nhân sinh với những bút pháp tinh tế biểu hiện mọi cung bậc của tâm hồn con ngời.
Khi khắc hoạ tâm lý nhân vật hồ nữ Bồ Tùng Linh đã sử dụng đa dạng,