Điều trị Pđltttl 1 Phòng bệnh

Một phần của tài liệu Các phương pháp chẩn đoán và điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt theo y học hiện đại (Trang 25 - 28)

2.1. Phòng bệnh

Do nguyên nhân gây bệnh ch−a đ−ợc xác định rõ nên việc phòng bệnh thiên về ngăn ngừa các biến chứng và phát hiện giai đoạn tiến triển của bệnh để đề ra ph−ơng pháp điều trị thích hợp, chủ yếu nhằm điều chỉnh chế độ ăn uống và cách sống phù hợp.

- Chế độ ăn uống điều độ hợp lý, tránh ăn uống quá mức, nhất là uống r−ợu mạnh, kiêng ăn thức ăn nhiều gia vị.

- Tránh nhịn đi tiểu lâu

- Nên có chế độ sinh hoạt, vận động, luyện tập hợp lý, tránh ngồi lâu, nằm lâu gây c−ơng tụ máu vùng tầng sinh môn.

- Tập chế độ đại tiểu tiện đúng giờ, tăng c−ờng hoạt động cơ bụng, cơ hoành, chống táo bón.

- Chữa trị kịp thời khi viêm nhiễm hệ tiết niệụ - Chú ý điều trị các bệnh về tiêu hoá, đái tháo đ−ờng

- Ngâm tầng sinh môn trong n−ớc ấm hàng ngày sau khi tập thể dục và buổi tối tr−ớc khi đi ngủ, tập khí công, d−ỡng sinh, luyện thở. Phát hiện sớm các triệu chứng của sự bít tắc và sự kích thích đ−ờng tiểu, có liệu trình tập luyện và kết hợp điều trị phù hợp [7].

2.2. Theo dõi và chờ đợi ( Watchful Waiting)

Một tỷ lệ có ý nghĩa của các bệnh nhân PĐLTTTL sẽ không lựa chọn điều trị nội khoa hoặc can thiệp bằng phẫu thuật bởi vì các triệu chứng bế tắc đ−ờng tiểu còn nhẹ, không gây phiền toái nhiều, trong khi ng−ời ta nhận thấy rằng biến chứng do điều trị thì lại lớn hơn. Hơn nữa thật phiền toái khi phải dùng thuốc hàng ngày vừa tốn kém vừa có nguy cơ chịu các tác dụng phụ kéo dài của thuốc. Theo Stoevelaar và cộng sự (1999), trong 670 bệnh nhân PĐLTTTL đến khám bệnh ở 39 nhà niệu học ở Netherlands thì có đến 41% lựa chọn giải pháp theo dõi và chờ đợi [7].

Ph−ơng pháp này th−ờng đ−ợc chỉ định cho các bệnh nhân có rối loạn nhẹ với IPSS <7, thể tích cặn bàng quang <8ml, ch−a có biến chứng. Theo dõi và chờ đợi không phải là một giải pháp không can thiệp. Bệnh nhân cần đ−ợc h−ớng dẫn điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt nh−: giảm uống n−ớc buổi tối, giảm uống cà phê và bia r−ợu, không nên nhịn tiểu lâu làm BQ quá căng, tái khám kiểm tra hàng năm...[18], [24].

2.3. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa bệnh PĐLTTTL cần đ−ợc tiến hành sớm và lâu dài nhằm mục đích ngăn chặn 2 triệu chứng chính là bít tắc và kích thích. Do vậy điều trị dự phòng sớm là hiệu quả nhất . Ngay ở giai đoạn đầu cần phải thăm khám định kỳ để phát hiện sớm, có biện pháp điều trị cụ thể, sinh hoạt và luyện tập hợp lý. Điều trị viêm hệ tiết niệu, hạn chế các kích thích gây rối loạn tiểu tiện, hạn chế sử dụng các thuốc dạng thần kinh giao cảm kể cả bôi, nhỏ, phun trên niêm mạc nh− ephedrine, phenylephrinẹ..làm tăng sức cản ở cổ bàng quang [16], [17].

Nếu đ* xuất hiện bí tiểu có thể đặt sonde cho bệnh nhân để BQ nghỉ ngơi, ngâm tầng sinh môn bằng n−ớc muối ấm, dùng các thuốc chống viêm, chống co thắt, trấn tĩnh thần kinh.

Theo Caine (1975) và Lepore (1984) có hai yếu tố gây rối loạn tiểu tiện trong PĐLTTTL . Một là do bản thân sự phì đại của TTL (yếu tố tĩnh) và hai là do sự co cơ hay tr−ơng lực của các cơ trơn ở cổ BQ và TTL. Các cơ trơn chịu ảnh h−ởng của thần kinh giao cảm thông qua các thụ thể alpha 1 adrenergic (yếu tố động). Do vậy các thuốc áp dụng điều trị là nhằm tác động lên 2 yếu tố nàỵ Nhiều tác giả còn tìm ra các thuốc khác hoặc dùng ph−ơng pháp cơ học để điều trị u xơ [15], [16].

Điều trị nội khoa đ−ợc chỉ định trong các tr−ờng hợp ch−a có biến chứng, triệu chứng lâm sàng ở giai đoạn rối loạn nhẹ và vừa: IPSS< 20 và Q0L<3, thể tích cặn<100ml [8].

2.3.1. Thuốc đối kháng αααα - adrenergic

Việc sử dụng thuốc đối kháng α - adrenergic dựa trên khái niệm cho rằng sự gia tăng tr−ơng lực cơ trong TTL sẽ gây ra tắc nghẽn ngõ thoát BQ ( tắc nghẽn động học). Sự co gi*n của cơ trơn trong TTL hoạt động đ−ợc nhờ trung gian thụ cảm thể α - adrenergic. Thụ cảm thể này tập trung ở vùng cổ BQ và bề mặt TTL và nằm chủ yếu ở phần mô đệm của TTL. Các nghiên cứu cho thấy các thụ thể α1 chịu trách nhiệm cho hầu hết các hoạt động nàỵ Vì vậy các thuốc ức chế α - adrenergic làm gi*n cơ cổ BQ, giảm sức cản ngoại vi, do vậy làm giải phóng dòng n−ớc tiểụ

Năm 1978, Caine dùng phenoxybenzamin, một loại đối kháng α - adrenergic để điều trị tiểu khó và tiểu tắc trong PĐLTTTL và thấy có kết quả rõ rệt nh−ng thuốc gây một số tác dụng phụ. Shapiro (1981) dùng prazosine, một loại đối kháng α - adrenergic đặc hiệu hơn và ít gây tác dụng phụ hơn phenoxybenzamin. Ngày nay trên thị tr−ờng còn có Xatral và Hytrin đều đ−ợc dùng với cơ chế t−ơng tự song đều ít nhiều có tác dụng ngoài ý muốn.

Hiệu quả của thuốc nói chung là cải thiện thang điểm IPSS, tốc độ dòng tiểu tối đa và trung bình đ−ợc cải thiện và tác dụng của thuốc đ−ợc ghi nhận nhanh trong vòng vài tuần. Tác dụng phụ th−ờng gặp là tụt huyết áp t− thế đứng, chóng mặt, nhức đầu, khó chịu, nôn mửa [15], [16].

Một số thuốc đối kháng α - adrenergic đ* đ−ợc nghiên cứu và sử dụng: Terazosin, Doxazosin, Tamsulosin, Alfuzosin.

- Terazosin: là thuốc ức chế α1 - adrenergic có chọn lọc đ−ợc sử dụng trong điều trị PĐLTTTL. Các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả (DiSilverio,1992; Lepor và cộng sự(cs), 1992; Lloyd và cs, 1992; Brawer và cs, 1993; Lepor và cs, 1996; Elhilali và cs, 1996; Roehrborn và cs, 1996) bằng ph−ơng pháp ngẫu nhiên, mù đôi, đa trung tâm và đối chứng với giả d−ợc đ* khẳng định hiệu quả và tính an toàn của Terazosin trong điều trị PĐLTTTL.

Lepor và cs (1992), nghiên cứu 285 bệnh nhân điều trị theo ph−ơng pháp mù đôi hoặc dùng giả d−ợc hoặc dùng Terazosin 2, 5, 10mg một lần hàng ngàỵ Có sự giảm đáng kể điểm triệu chứng tắc nghẽn, kích thích và tổng điểm ở tất cả các nhóm dùng Terazosin. Mức độ cải thiện điểm triệu chứng phụ thuộc vào liều điều trị. Nhóm dùng liều 5 và 10mg Terazosin cho thấy giảm rõ rệt điểm triệu chứng so với nhóm dùng giả d−ợc. L−u l−ợng n−ớc tiểu trung bình và l−u l−ợng đỉnh cũng cải thiện đáng kể ở tất cả các nhóm điều trị. Hiệu quả Terazosin phụ thuộc vào liều điều trị. Với nhóm dùng liều 10mg cho thấy sự gia tăng đáng kể l−u l−ợng đỉnh và l−u l−ợng n−ớc tiểu trung bình so với nhóm chứng. Mặc dù có một tỷ lệ mắc phải cao với hội chứng cúm, suy nh−ợc, chóng mặt ở các nhóm bệnh nhân dùng Terazosin, sự khác biệt là không có ý nghĩa so với nhóm dùng giả d−ợc. Biểu hiện hạ huyết áp t− thế ở nhóm dùng liều 5mg Terazosin lớn hơn nhóm dùng giả d−ợc.Tỷ lệ kích ngất ở bệnh nhân dùng Terazosin ít hơn 0,5%. Ngoài ra Terazosin còn là thuốc để điều trị tăng huyết áp. Vì vậy thuốc có thể dùng để điều trị PĐLTTTL có kèm tăng huyết áp. Liều dùng 5 -10mg/ngày [24].

Một phần của tài liệu Các phương pháp chẩn đoán và điều trị phì đại lành tính tuyến tiền liệt theo y học hiện đại (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)