3/ Một số giải pháp cơ bản về đổi mới công nghệ sản xuất ở doanh nghiệp xây dựng Thành Lâm:
3.1 Các giải pháp vĩ mô
Thứ nhất: Nhà nước phải gắn chặt hoạt động đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp với các quy hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Muốn vậy, nhà nước, ngành, địa phương cần phải tập trung xác định các chương trình dự án trọng điểm, các lĩnh vực cần đầu tư, từ đó có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế - xã hội mà nhà nước đã đề ra. Các chính sách đó như giảm thuế suất
hoặc giảm thuế trong một số năm, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, cung cấp thông tin…
Thứ hai: Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đổi mới công nghệ. Thư ba: Xây dựng đầy đủ hệ thống thông tin về thị trường công nghệ
trong nước và nước ngoài. Đối với thị trường công nghệ nước ngoài nhà nước nên xây dựng các cơ quan thông tin về công nghệ ở nhiều nước khác nhau, giúp cho các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu đổi mới có thể thìm hiểu, so sánh về giá cả, chất lượng để tránh tình trạng nhập công nghệ với giá cao mà công nghệ thì lạc hậu, kém chất lượng. Đối với thị trường công nghệ trong nước, nhà nước phải có cơ chế gắn chặt các doanh nghiệp với các cơ quan nghiên cứu và triển khai để giúp cho các doanh nghiệp có thể áp dụng sáng chế, triển khai cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tiết kiệm được chi phí nhập từ nước ngoài.
Thứ tư: Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm giúp cho các doanh nghiệp có thể
chuyển giao công nghệ một cách dễ dàng và đạt được hiệu quả cao. Cải cách thủ tục hành chính, nhập khẩu cho nhanh nhẹn hơn.
Thứ năm: Hoàn thiện hệ thống giáo dục đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho những người có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn về làm việc.