Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp về đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đổi mới công nghệ sản xuất ở doanh nghiệp xây dụng Thành Lâm (Trang 41 - 44)

XÂY DỰNG THÀNH LÂM

2/ Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp về đổi mới công nghệ

Thuận lợi: Khi áp dụng công nghệ mới vào sản xuất doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều thuận lợi như:

+ Năng suất lao động tăng lên

+ Chất lượng sản phẩm được nâng cao + Mở rộng được thị trường

+ Tạo niềm tin cho khách hàng + Tăng doanh thu và lợi nhuận

+ Mở rộng quan hệ liên kết kinh tế trong nước và quốc tế

- Để có được những điều đó, ngay từ đầu cán bộ lãnh đạo của doanh nghiệp đã quán triệt quan điểm đến từng cán bộ, công nhân viên trong công ty.

Đồng thời lấy ý kiến đóng góp của toàn nhân viên trong doanh nghiệp.

- Trong nền kinh tế thị trường không một doanh nghiệp nào có thể đứng vững khi mà không có sự mở rộng giao lưu hợp tác. Do ý thức được điều đó nên doanh nghiệp không ngừng mở rông liên doanh, liên kết trong nước và quốc tê trong lĩnh vực của mình đặc biệt là trong việc chuyển giao công nghệ

- Đội ngũ lao động của doanh nghiệp ngày càng có tay nghề cao và tâm huyết với doanh nghiệp và không ngừng học hỏi kinh nghiệm.

Khó khăn: Mặc dù đã thu được nhũng thành tựu hết sức to lớn nhưng doanh nghiệp cũng không thể tránh khỏi nhữsng khó khăn và được thể hiện ở một số điểm sau:

Thứ nhất: Trình độ và năng lực công nghệ nhìn chung được nâng lên nhưng còn ở tốc độ chậm và chưa đồng bộ. Việc đổi mới công nghệ mới chỉ dừng lại ở một số khâu hay một số đơn vị sản xuất,thi công tại công trường.Tình trạng nay bắt nguồn ở một số nguyên nhân sau:

+ Do đặc điểm của doanh nghiệp là doanh nghiệp nhà nước nên tính chủ động chưa có, hoặc nếu có lại phải chờ ý kiến của cấp trên nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc đổi mới công nghệ như làm chậm tiến độ, mất thời cơ.

+ Trình độ tiếp nhận công nghệ của công nhân trong doanh nghiệp mặc dù đã được nâng cao nhưng vẫn còn hạn chế do sự không đồng đều giữa các đơn vị sản xuất với nhau và giữa những người lao động.

+Nhà nước chưa có sự kiểm tra chặt chẽ đối với hoạt động đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp

Thứ hai: Tình trạng chuyển giao công nghệ còn gặp nhiều khó khăn như:

Trong quá trình mở cửa hợp tác đầu tư vấn đề chuyển giao công nghệ rất được quan tâm ở tất cả các ngành, các doanh nghiệp. Tuy nhiên đối với nước ta yếu tố chuyển giao công nghệ còn thấp, nhiều trường hợp công nghệ lạc hậu, thiết bị cũ kỹ được nhập vào gây ảnh hưởng tới năng suất lao động và môi trường sinh thái.

Bên cạnh đó giám định công nghệ không chặt chẽ làm cho giá thành công nghệ nhập thường cao hơn chất lượng và trình độc của nó gây tổn thất lớn về kinh tế.

Những nguyên nhân gây ra tình trạng này:

+ Do thiếu thông tin về thị trường công nghệ, do vậy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ phù hợp.

+ Do thiếu sự chặt chẽ của các văn bản quy định về chuyển giao công nghệ của nhà nước. Điều này dẫn đến sự sơ hở do việc lợi dụng của bên chuyển giao để thực hiện chuyển giao không chính thức còn bên phía doanh nghiệp lại không lắm bắt được định hướng các thử tục cho chuyển giao công nghệ.

Thứ ba: Vai trò hướng dẫn các doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước về Khoa học- Công nghệ còn hạn chế:

+ Việc đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp chưa gắn với quy hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước.

+ Trong quá trình dổi mới công nghệ doanh nghiệp còn lúng túng trước các vấn đề như lựa chọn cơ hội, lựa chọn công nghệ, trang thiết bị…

Thứ tư : Chưa có mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ

Thứ năm : Trình độ nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế điều này xuất phát từ một số lý do sau :

+ Do việc tuyển dụng nhân lực vẫn chưa phát huy hết khả năng, vẫn đang còn trong tình trạng chi phối bởi tình cảm, thậm chí còn có tình trạng tiêu cực.

Vì vậy nhiều người có năng lực vẫn chưa được sử dụng.

+ Doanh nghiệp còn thiếu cơ sở để đào tạo, bổ sung nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ công nhân viên hiện có để có thể thích nghi với các công nghệ được đổi mới.

3/ Một số giải pháp cơ bản về đổi mới công nghệ sản xuất ở doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đổi mới công nghệ sản xuất ở doanh nghiệp xây dụng Thành Lâm (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w