Các giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đổi mới công nghệ sản xuất ở doanh nghiệp xây dụng Thành Lâm (Trang 45 - 50)

XÂY DỰNG THÀNH LÂM

3/ Một số giải pháp cơ bản về đổi mới công nghệ sản xuất ở doanh nghiệp xây dựng Thành Lâm

3.2 Các giải pháp vi mô

3.2.1 Nâng cao năng lực công nghệ

Năng lực của quốc gia được tạo nên bởi bốn thành phần cơ bản: Hiện trạng và tiềm năng các nguồn tài nguyên thiên nhiên; năn lực sản xuất ra sản phẩm, công trình của các ngành kinh tế kỹ thuật; số lượng cấu trúc và trình độ của các nguồn nhân lực; các nguồn lực về tổ chức quản lý.

Năng lực công nghệ của doanh nghiệp bao gồm nguồn lực về vốn, lao động kỹ thuật, năng lực công nghệ của doanh nghiệp được đo bằng khả năng nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ, đổi mới công nghệ vào san và khả năng tiếp thu nắm vững cải tiến đổi mới công nghệ nhập.

Một doanh nghiệp có năng lực công nghệ cao là một doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cũng như công nghệ giỏi.

Để nâng cao năng lực công nghệ doanh nghiệp cần có kế hoạch chương trình nhằm thực hiện tốt các nội dung cơ bản sau:

-Đầu tư chính đáng vào phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Như vậy doanh nghiệp cần dành một khoản chi phí cho công tác tuyển dụng, đảm bảo người lao động khi được tuyển chọn là người có trình độ, có hiểu biết. Ngoài ra quá trình lao động sản xuất và phục vụ sản xuất, doanh nghiệp cũng cần có khoản chi phí cho việc đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao hiểu biết cũng như nâng cao tay nghề cho người lao động thông qua việc tổ chức các khoá học ngắn hạn, các buổi nói chuyện chuyên đề, hội thảo khoa học…

- Phát triển quan hệ khoa học với sản xuất và giữa khoa học với sản xuất, đào tạo. Với việc thực hiện nội dung này sẽ tạo điều kiện cho cán bộ cộng nhân viên công ty luôn có được thông tin mới về các tiến bộ khoa học công nghệ, gắn việc học của người lao động với thực tế sản xuất từ đó giúp họ nhanh chóng làm chủ động các công nghệ mới.

3.2.2 Thực hiện đa dạng hoá nguồn vốn để công ty có thể đảm bảo vốn cho hoạt động đổi mới, triển khai ứng dụng tiến bộ KHCN.

Muốn có một lượng vốn lớn cho công tác nghiên cứu, triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học và trang bị dây truyền công nghệ sản xuất, đòi hỏi doanh nghiệp phải đa dạng hoá nguồn vốn tài trợ thông qua việc nghiên cứu kỹ về ưu nhược điểm của nguồn vốn.

- Huy động vốn tự có: Doanh nghiệp xây dựng Thành Lâm là một doanh nghiệp tư nhân, vốn tự có ban đầu chính là vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.

Ngoài ra còn có nguồn vốn bổ sung hàng năm thường được hình thành từ một số phương thức khác như: tăng tỷ lệ lợi nhuận để trích vào quỹ đầu tư phát triển, đổi mới máy móc.

- Huy động vốn từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác: Trong môi trường của nền kinh tế thị trường, không một doanh nghiệp nào chỉ hoạt động kinh doanh bằng nguồn vốn tự có mà phải hoạt động bằng nhiều nguồn vốn, trong đó nguồn vốn vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác chiếm tỉ lệ đáng kể. Việc huy động vốn bằng hình thức đi vay này có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở khả năng tài trợ cho các nhu cầu bổ sung cho việc mở rộng khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tạo điều kiện linh hoạt trong việc thu hẹp quy mô kinh doanh bằng việc hoàn trả các khoản nợ đến hạn và giám sát số lượng vốn vay khi cần thiết.

- Huy động từ việc liên doanh liên kết: Đây là hình thức khá phổ biến trong nền kinh tế thị trường và thường được công ty sử dụng khi cần vốn trung và dài hạn. Khi muốn thực hiện một dự án nào đó mà không có đủ vốn hoặc không muốn bỏ ra toàn bộ vốn vào các dự án, công trình doanh nghiệp có thể kêu gọi vốn liên doanh liên kết từ bên ngoài.

- Huy động vốn qua tín dụng thuê mua tài chính:

- Huy động vốn từ một số nguồn khác: Trong hoạt đông thực tế, doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nội bộ doanh nghiệp, gồm các khoản phải nộp và phải trả cho công nhân viên. Nguồn vốn tuy không lớn nhưng khi sử dụng doanh nghiệp có thể giải quyết được những nhu cầu về vốn mang tính chất tạm thời.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tận dụng phần vốn nhàn rỗi như các khoản phải nộp cho nhà nước nhưng chưa nộp, các khoản trích trước chưa chi,

các khoản phải trả cho các đơn vị nội bộ nhưng chưa trả… Những nguồn vốn này không mang tính chất lâu dài nhưng đáp ứng phần nào nhu cầu của doanh nghiệp với mức chi phi không đáng kể.

Ngoài ra việc đa dạng nguồn vốn, doanh nghiệp có thể làm tăng nguồn vốn tự có bằng cách sử dụng vốn lưu động và vốn cố định có hiệu quả nhất.

3.2.3 Thực hiện triển khai có hiệu quả dự án “ Tin học hoá quản lý điều hành”.

* Tổ chức bộ máy thực hiện dự án

* Xây dựng được hệ thống các chính sách và biện pháp nhằm:

- Đảm bảo nguồn tài chính - Đảm bao nguồn nhân lực - Đảm bảo tính pháp lý

- Khuyên khích sử dụng thông tin số - Chất lượng, hiệu quả

* Phân công trách nhiệm và phối hợp chung -Ban điều hành dự án:

+ Điều hành thực hiện các hạng mục mà dự án đã được xét duyệt

+ Duy trì chế độ báo cáo hàng tháng về tình hình thực hiện dự án đối với Giám đốc doanh nghiệp

+ Xây dựng kế hoạch làm việc với nhà cung cấp về khả năng đảm bảo đường truyền, đầu mối truy cập, máy chủ để thực hiện triển khai thử nghiệm các ứng dụng trên mạng.

- Phòng kế hoạch:

+Có kế hoạch đưa dự án tin học quản lý điều hành và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm để duy trì lâu dài kết quả của dự án.

- Phòng kế toán – tài chính

+Cấn đối mức ngân sách hàng năm cho các dự án, cấp phát hàng năm cho từng nội dung các dự án đã được xét duyệt, hướng dẫn, kiểm tra tài chính trong việc thực hiện các dự án, thành phần trong dự án, tổng hợp tình hình cấp phát hàng năm cho từng dự án và duyệt toán sau khi các dự án kết thức.

+ Giúp ban điều hành dự án điều hành tài chính dành cho các dự án thành phần.

- Phòng hành chính tổng hợp:

+ Xây dựng và ban hành các quyết định về các tổ chức có liên quan đến dự án, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách thu hút chuyên viên công nghệ thông tin vào làm việc trong doanh nghiệp tham gia các dự án thành phần và tiêu chuẩn hoá trình độ công nghệ thông tin và tự động hoá cho cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp.

+ Ban tổ chức chính quyền cũng chịu trách nhiệm xem xét, đánh giá các khía cạnh tổ chức, cải cách hành chính trong nội dung dự án công nghệ thông tin.

+ Nhận thêm hoặc điều động cán bộ có chuyên môn về công nghệ thông

+ Kiểm tra, xem xét các quy trình báo cáo và giúp ban điều hành dự án hệ thống hoá, ban hành các biểu mẫu theo đúng quy chuẩn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập, truyền và tổng hợp thông tin qua mạng.

+ Giúp Giám đốc ban hành các quy chế hành chính cưỡng bức thực hiện các quy trình chuẩn mà các phân hệ thông tin đã vạch ra.

3.4 Một số kiến nghị với công ty và cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đổi mới công nghệ sản xuất ở doanh nghiệp xây dụng Thành Lâm (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w