Phương pháp hiển vi điện tử truyền qua (TEM)

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp:“Nghiên cứu tổng hợp chất hấp phụ ứng dụng xử lý hợp chất màu hữu cơ trong nước thải dệt nhuộm”. (Trang 40)

b. Ứng dụng của giản đồ nhiễu xạ ti a

2.3.3. Phương pháp hiển vi điện tử truyền qua (TEM)

Phương pháp hiển vi điện tử truyền qua (TEM) có thể phóng đại 400.000 lần với nhiều vật liệu, và với các nguyên tử nó có thể đạt được độ phóng đại tới 15 triệu lần. Cấu trúc của thiết bị TEM khá giống với một máy chiếu (projector), một chùm sáng được phóng qua xuyên phim (slide) và kết quả thu được sẽ phản ánh những chủ đề được thể hiện trên đó, hình ảnh sẽ được phóng to và hiển thị lên màn chiếu.

Các bước của ghi ảnh TEM cũng tương tự: Chiếu một chùm electron qua một mẫu vật, tín hiệu thu được sẽ được phóng to và chuyển lên màn huỳnh quang cho người sử dụng quan sát. Mẫu vật liệu chuẩn bị cho TEM phải mỏng để cho phép electron có thể xuyên qua giống như tia sáng có thể xuyên qua vật thể trong hiển vi quang học, do đó việc chuẩn bị mẫu sẽ quyết định tới chất lượng của ảnh TEM.

Hình 2.6. Giản đồ hoạt động của kính hiển vi điện tử truyền qua

- Một chùm electron được tạo ra từ nguồn cung cấp.

- Chùm electron này được tập trung lại thành dòng electron hẹp bởi các thấu kính hội tụ điện từ.

- Dòng electron đập vào mẫu và một phần sẽ xuyên qua mẫu.

- Phần truyền qua sẽ được hội tụ bởi một thấu kính và hình thành ảnh.

- Ảnh được truyền từ thấu kính đến bộ phận phóng đại.

- Cuối cùng tín hiệu tương tác với màn hình huỳnh quang và sinh ra ánh sáng cho phép người dùng quan sát được ảnh. Phần tối của ảnh đại diện cho vùng mẫu đã cản trở, chỉ cho một số ít electron xuyên qua (vùng mẫu dày hoặc có mật độ cao). Phần sáng của ảnh đại diện cho những vùng mẫu không cản trở, cho nhiều electron truyền qua (vùng này mỏng hoặc có mật độ thấp).

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp:“Nghiên cứu tổng hợp chất hấp phụ ứng dụng xử lý hợp chất màu hữu cơ trong nước thải dệt nhuộm”. (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w