4. Kiểm soát thu chi tiền mặt
4.3. Chuyển tiền điện tử
Nhiều khoản thanh toán tiền mặt sử dụng tiền bằng giấy hoặc séc nhưng những giao dịch thanh toán này đã trở nên lỗi thời và ngày càng ít được sử dụng. Người tiêu dùng ngày nay thường sử dụng các loại thẻ tín dụng (credit card hoặc debit card) trong thanh toán. Các doanh nghiệp sử dụng hệ thống thanh toán điện tử với mong muốn đẩy nhanh các quá trình thanh toán trong giao dịch.
Hệ thống thanh toán điện tử bao gồm 2 loại : hệ thống thanh toán gộp và hệ thống thanh toán ròng.
Với hệ thống thanh toán gộp thì mỗi khoản thanh toán sẽ được thanh toán riêng biệt. Giả sử ngân hàng A qua ngân hàng trung ương chuyển tiền từ tài khoản của mình tại ngân hàng trung ương tới tài khoản của ngân hàng B. Tài khoản ngân hàng A sẽ được ghi nợ ngay lập tức và tài khoản của ngân hàng B sẽ được ghi có cùng lúc. Đây còn được gọi là hệ thống thanh toán gộp tức thời (RTGS – real time gross settlement). Hầu hết các quốc gia phát triển đều dùng hệ thống RTGS cho các khoản thanh toán có giá trị lớn, như: hệ thống thanh toán gộp Fedwire (Mỹ), hệ thống mục tiêu (là hệ thống thanh toán euro xuyên quốc gia).
Tuy nhiên, hệ thống thanh toán gộp tức thời cũng có những vấn đề tiềm ẩn. Nếu ngân hàng A cần thanh toán cho ngân hàng B, ngân hàng B cần thanh toán cho ngân hàng C và ngân hàng C lại cần thanh toán cho ngân hàng A thì có một rủi ro là hệ thống có thể bị treo ngoại trừ mỗi ngân hàng đang có số dư ký quỹ lớn tại ngân hàng trung ương (vì A có khả năng là chưa thanh toán cho B cho tới khi nhận được tiền thanh toán của C và C cũng sẽ chưa thanh toán
cho A nếu như chưa nhận được tiền thanh toán của B, B lại đang chờ thanh toán từ A). Do đó ngân hàng trung ương sẽ đứng ra giải quyết rủi ro tín dụng này bằng việc thanh toán cho ngân hàng nhận ngay cả nếu tài khoản của doanh nghiệp thanh toán không đủ số dư cần thiết. Khi mỗi một yêu cầu thanh toán được đảm bảo và thực hiện bởi ngân hàng trung ương thì các ngân hàng nhận tiền thanh toán có thể yên tâm rằng họ sẽ nhận được tiền và có thể cho phép khách hàng của mình tiếp cận nguồn tiền ngay lập tức.
Với hệ thống thanh toán ròng thì tất cả các khoản thanh toán sẽ được tập trung lại và sau đó thanh toán một lần vào cuối ngày. Hệ thống sẽ tích luỹ các khoản thanh toán giữa các ngân hàng với nhau trong một ngày và vào cuối ngày, mỗi ngân hàng sẽ thanh toán hết khoản nợ ròng của mình bằng cách sử dụng hệ thống RTGS. Điều này có nghĩa rằng, nếu ngân hàng nhận thanh toán tạo lập một quỹ tiền để sẵn sàng đáp ứng cho các khách hàng của mình trong ngày thì ngân hàng này sẽ phải gặp rủi ro nếu ngân hàng thanh toán chưa kịp thanh toán trong ngày. Các ngân hàng sẽ kiểm soát rủi ro này bằng cách áp đặt một giới hạn tín dụng trong ngày lên độ nhạy cảm của họ đối với các ngân hàng khác. Tại Mỹ có hệ thống thanh toán ròng CHIPS.
Hai hệ thống trên cung cấp các dịch vụ thanh toán cùng ngày và có giá trị lớn. Các khoản thanh toán phổ biến như lương, cổ tức và các khoản thanh toán cho nhà cung cấp thì thường được thông qua hệ thống ngân hàng tự động – ACH (automated clearinghouse system) và thời gian phải mất khoảng từ 2 đến 3 ngày. Trong trường hợp này doanh nghiệp chỉ đơn giản cung cấp một dữ liệu thanh toán qua mạng tới ngân hàng của nó và sau đó ngân hàng ghi nợ trên tài khoản của doanh nghiệp và chuyển số tiền thanh toán tới hệ thống ACH.
Đối với mộ doanh nghiệp có mối quan hệ với ngân hàng, các khách hàng và các nhà cung cấp thì hệ thống thanh toán điện tử mang lại những thuận lợi
- Các nghiệp vụ sổ sách và các hoạt động kinh tế thường ngày sẽ trở nên dễ dàng hơn khi thực hiện chuyển tiền điện tử.
- Chi phí giao dịch thấp
- Các khoản tiền mặt trôi nổi được giảm thiểu. Chuyển tiền điện tử sẽ không tạo ra lượng tiền mặt trôi nổi.
KẾT LUẬN
Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Quản lý ngân quỹ của doanh nghiệp”, Nhóm 6 đã nắm được sâu sắc hơn các nội dung của việc quản lý ngân quỹ và tiền mặt, cụ thể như: vai trò của ngân quỹ, tầm quan trọng của việc quản lý ngân quỹ cũng như lý do nắm giữ đủ tiền măt của doanh nghiệp, … từ đó nhóm đã hiểu được 2 mô hình quản lý tiền mặt EOQ và Mileer-Orr. Qua đó, nhóm nắm bắt rõ hơn lý thuyết về dự toán được nhu cầu tiền, xác định được mức tồn quỹ tối ưu, lập kế hoạch quản lý ngân quỹ và kiểm soát qua trình thu, chi tiền mặt để phục vụ cho việc áp dụng vào thực tế sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài chính doanh nghiệp hiện đại của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Thơ,
trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
2. Tài chính doanh nghiệp căn bản của Tiến sĩ Nguyễn Minh Kiều.
3. Tài chính doanh nghiệp của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hà Thanh Việt.
4. Phân tích tài chính doanh nghiệp của Thạc sĩ Ngô Kim Phượng, trường